Biến chứng gãy cổ xương đùi là gì?
Gãy cổ xương đùi là một trong những chấn thương ngoại khoa nguy hiểm đặc biệt đối với người cao tuổi. Chấn thương này cần được điều trị sớm và triệt để nhất nếu không sẽ để lại biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân.
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi, chuyên gia y tế Phương Lâm, Giảng viên Liên thông Cao đẳng Dược TP.HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cs Sài Gòn!
Nguyên nhân gãy cổ xương đùi
Nguyên nhân gây gãy cổ xương đùi chủ yếu là do chấn thương, còn một số ít các trường hợp là do nguyên nhân bệnh lý. Nguyên nhân chấn thương gây bệnh chủ yếu là chấn thương gián tiếp. Chấn thương trực tiếp thường gặp ở người già do khi bị ngã xuống nền cứng vật cứng, lực truyền qua cổ xương đùi và gây gãy cổ xương đùi. Đối với chấn thương gián tiếp là do có một lực tác động vào gối hoặc bàn chân ở tư thế đùi khép và lực đó dồn lên làm gây gãy cổ xương đùi.
Chia sẻ tại Tin tức Y Dược, chuyên gia Phương Lâm cho biết: “Nguyên nhân bệnh lý gây chấn thương là do tình trạng chất lượng xương bị suy giảm nên xương dễ bị gãy khi có lực tác động bên ngoài. Những bệnh lý thường gặp như loãng xương, u xương, ung thư di căn xương, viêm xương,….”
Biến chứng của gãy cổ xương đùi
Gãy cổ xương đùi rất dễ để lại biến chứng nếu không được chăm sóc tốt trong thời gian hồi phục sau phẫu thuật. Có những biến chứng đến sớm và biến chứng đến muộn nên những biến chứng chưa có không có nghĩa là không xảy ra.
Biến chứng sớm gồm có những biến chứng xuất hiện ngay sau khi bị gãy cổ xương đùi và những biến chứng liên quan đến việc bệnh nhân nằm bất động quá lâu không vận động. Những biến chứng đến sớm nhất là bệnh nhân bị sốc do mất máu, sốc do bị đau, mỡ từ ổ gãy chảy ra vào hệ tuần hoàn gây tắc mạch mỡ. Về sau tình trạng ngày càng nặng hơn bệnh nhân có biểu hiện của bệnh lý tim mạch, hô hấp và có thể biểu hiện suy tim mất bù, đợt cấp bệnh phổi mạn tính,…Với những bệnh nhân nằm lâu bất động không có sự vận động dễ dàng dẫn đến những biến chứng như loét vùng da do tì đè lâu ngày, nhiễm trùng phổi, viêm phổi, xuất hiện huyết khối tĩnh mạch chân, cơ bị teo, cơ thể suy dinh dưỡng,…
Biến chứng xảy ra tại cổ xương đùi: vùng chỏm xương đùi có nguy cơ bị hoại tử cao do bị mất đi tuần hoàn nuôi chỏm xương đùi và tái tuần hoàn không thể nuôi được chỏm xương đùi, có thể xuất hiện tình trạng khớp giả, xương liền thất bại. Lâu ngày chi không hoạt động để lại biến dạng chi, gây cứng khớp, dính khớp chất lượng cuộc sống bị suy giảm nặng nề. Cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh bị ảnh hưởng lớn, người bệnh không thể tự đi lại được và không tự chăm sóc bản thân được.
Phòng gãy cổ xương đùi
Gãy cổ xương đùi là chấn thương thuộc bệnh chuyên khoa cơ- xương- khớp có thể phòng tránh được. Để phòng tránh được chấn thương này thì đầu tiên cần phòng bệnh loãng xương ở người cao tuổi. Trong chế độ ăn hàng ngày cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là những chất giúp tăng cường củng cố xương. Nên duy trì chế độ tập luyện thể dục thể thao hàng ngày, có thể duy trì đi bộ khoảng 60 phút một ngày, phơi nắng hàng ngày để có đủ vitamin D cho sự chắc khỏe của xương. Có thể bổ sung bằng các thực phẩm rau xanh, sữa tươi, sữa đậu nành hoặc có thể bổ sung sữa dành riêng cho người loãng xương.
Đối với người già cần đề phòng những chấn thương như bị ngã do leo bộ cầu thang, do đi lại tập thể thao,…Trong những thời tiết ẩm ướt nên trơn trượt thì cần cẩn thận đi lại, hạn chế đi lại cầu thang. Khi có những nghi ngờ về chấn thương gãy cổ xương đùi thì cần đi thăm khám bác sỹ ngay để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
Nguồn: ytevietnam.edu.vn