Bộ Y tế: Công bố 10 sự kiện nổi bật nhất trong năm 2016

Đánh dấu sự tiến bộ trong việc áp dụng những phương pháp điều trị hiện đại cũng như tăng cường chất lượng dịch vụ chăm sóc bệnh nhân, mới đây theo tin tức mới từ Bộ Y tế đã công bố 10 sự kiện nổi bật nhất trong năm 2016 cho thấy những bước tiến của ngành Y tế Việt Nam trong tương lai.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thăm em bé đầu tiên chào đời nhờ phương pháp mang thai hộ tại BV Phụ Sản TƯ
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thăm em bé đầu tiên chào đời nhờ phương pháp mang thai hộ tại BV Phụ Sản TƯ

1. Sản xuất thành công vắc xin sởi-rubella

Ngày 08/11/2016, Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm Y tế (POLYVAC) – Bộ Y tế công bố đã nghiên cứu và sản xuất thành công loại vắc xin phòng bệnh sởi-Rubella trong khuôn khổ dự án “Tăng cường năng lực sản xuất vắc xin phối hợp sởi – rubella” do đơn vị JICA Nhật Bản hỗ trợ với kinh phí 700 triệu yên.

Vác xin này đã được Bộ Y tế thực hiện thử nghiệm lâm sàng và đang được POLYVAC cấp phép lưu hành sản phẩm, đây là loại vác xin đầu tiên được chuyển giao công nghệ thành công tại Việt Nam, dự kiến sẽ được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng và miễn phí dành cho trẻ em bắt đầu từ năm 2017.

2. Thực hiện phẫu thuật nội soi bằng robot cho người lớn

Sự kiện này được diễn ra tại Bệnh viện Bình Dân – Thành phố Hồ Chí Minh khi thực hiện thành công ca phẫu thuật nội soi bằng rô bốt. Năm 2013, việc áp dụng phương pháp điều trị nội soi bằng rô bốt cũng được thực hiện cho trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Hệ thống rô bốt thực hiện tại Bệnh viên Bình Dân được sản xuất theo công nghệ của Mỹ. Đây là phương pháp hiện đại nhất cho phép các bác sĩ chuyên khoa tiến hành phẫu thuật những bộ phận khác nhau nhằm hạn chế tối thiệu sự xân lấn cho bệnh nhân. Bên cạnh đó phương pháp còn mang lại độ an toàn và chính xác cao nhất, không gây tổn thương, không mất máu và giảm nguy cơ tai biến cho bệnh nhân.

Sản xuất thành công vắc xin sởi-rubella

3. Chào đón em bé đầu tiên ra đời bằng phương pháp mang thai hộ

Vào lúc 07h20 phút ngày 22/01/2016 tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, ngành Y tế Việt Nam đã chào đón em bé đầu tiên trào đời bằng phương pháp mang thai hộ bằng kỹ thuật mổ sinh. Đây là sự kiện nhân văn đánh dấu thành công sự phát triển của ngành Y tế và thực hiện đúng theo quy định của Luật Hô nhân và gia đình thông qua Quốc hội năm 2015.

Hiện nay, tính trên cả nước đã có gần 200 hồ sơ đăng ký mang thai hộ đã được duyệt, trong đó đã có hơn 30 trường hợp người mẹ mang thai hộ đã sinh con an toàn và không hề có dị tật và lo ngai xảy ra với mẹ và bé. Trên toàn quốc chỉ có 3 đơn vị bệnh viện thực hiện kỹ thuật mang thai hộ là Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Trung ướng Huế và bệnh viện Từ Dũ – Hồ Chí Minh.

4. Bệnh nhân thực sự trở thành “khách hàng”

Thực hiện đề án đổi mới toàn diện phong cách phục vụ của nhân viên y tế đối với bệnh nhân, Bộ Y tế đã chỉ đạo và yêu cầu các đơn vị Y tế thay đổi thái độ từ phục vụ sang cung cấp dịch vụ. Phấn lớn các cán bộ đều đã có y thức và nhận thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc bệnh nhân.

Bệnh nhân thực sự trở thành “khách hàng”

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng chỉ đạo các đơn vị Y tế thực hiện xây dựng cơ sở xanh-sạch đẹp giúp người bệnh cảm thấy thoải mái nhất trong quá trình điều trị. Đây cũng là một trong những tiêu chí đánh giá về chất lượng bệnh viện., tăng cường quản lý các loại hình dịch vụ cả trong và ngoài bệnh viện nhằm tăng mức độ hài lòng của bệnh nhân điều trị.

5. Tăng lương cán bộ Y tế bằng cách tăng lương dich vụ khám chữa bệnh

Nhằm bảo vệ quyền lợi và khuyến khích người dân tham gia đóng bảo hiểm, Bộ Y tế quyết định tăng lương cho nhân viên Y tế và điều chỉnh giá khám chữa bệnh đối với người không tham gia đóng bảo hiểm. Quy định được thực hiện trên 32 tỉnh thành và số người tham gia đóng bảo hiểm vượt mức đăng ký của Bộ Y tế. Đây là dự án thực hiện mục tiêu an toàn cộng đồng và thực hiện chủ trương giảm số người hưởng lương từ nguồn ngân sách nhà Nước.

6. Thực hiện bộ mã danh mục dùng chung trong quản lý khám, chữa bệnh và thanh toán BHYT 

Đề án này nhằm quản lý dữ liệu liên thông giữa cơ quan quản lý và các cơ sở khám chữa bệnh và BHXH mục tiêu quản lý một cách chính xác nhật, thuận lợi trong việc thanh toán chi phí của BHXH đối với bệnh nhân điều trị. Đây được coi là một trong những bước tiến hiện đại của nền Y học Việt Nam, mặc dù trên thế giới mô hình hoạt động quản lý này đã được thực hiện từ những năm 90.

7. Đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở 

Đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở

Đề án này nhằm phục vụ vụ việc quản lý hệ thống những đơn vị Y tế cấp huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, cơ sở y tế tại xã, thị trấn và thôn bản. Củng cố bộ máy và cơ chế hoạt động cũng như tài chính hoạt động tại những cơ sở mục đích nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân và chăm sóc sức khỏe ban đầu. Phối hợp chặt chẽ việc thông tuyến điều trị từ cơ sở với các tuyến trên góp phần giảm tải tình trạng quá tải tại các bệnh viên tuyến Trung ương.

8. Chỉ số cải cách hành chính của Bộ Y tế tăng 9 bậc so với năm 2015

Đây là sự thành công lớn đối với Bộ Y tế trong năm qua, Chính phủ đã công bố Bộ Y tế có chỉ số cải cách hành chính alf 86,58/100 đứng ở vị trí 8/19 bộ, vượt 09 bậc so với 2015. Kết quả này là sự cố gắng không ngừng của Bộ Y tế trong việc cải cách sáng tạo, phối hợp và hỗ trợ trong việc cải cách dịch vụ khám chữa bệnh, giảm tình trạng quá tải tại bệnh viện, đổi mới phong cách điều trị và thái độ cán bộ đối với bệnh nhân.

Bên cạnh đó việc áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý đã tăng lên mức độ quản lý, nâng cao tính minh bạch và hiệu quả trong việc quản lý và điều trị bệnh.

9. Năm 2016, 81,3% dân số tham gia bảo hiểm y tế

Năm 2016, 81,3% dân số tham gia bảo hiểm y tế

Năm 2016 Bộ Y tế được Thủ tướng Chính phủ giao thực hiện chỉ tiêu Y tế là 79%, tính đến ngày 30/11/2016, Bộ Y tế đạt số người tham gia Bảo hiểm là 81,3%, vượt 2,3% so với chỉ tiêu. Đây chính là một trong những bước đi giúp đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh cho người dân đặc biệt đối với những gia đình có điều kiện kinh tế yếu. Bảo hiểm Y tế sẽ hỗ trợ một phần chi phí điều trị cho bệnh nhân.

10. Việt Nam đã được bầu vào Ban Chấp hành (Executive Board) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) 

Việt Nam đã được bầu vào Ban chấp hành (Executive Board) của Tổ chức Y tế Thế tại Hội nghị Khu vực Tây Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế thế giới. Tổ chức Y tế thế giới có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hoạch định chính sách Y tế chủ chốt cấp độ toàn cầu. Vì vậy Việt Nam sẽ góp thêm tiếng nói từ các quốc gia để phát triển nền Y tế Việt Nam đang trong quá trình phát triển.

Sắp tới, Bộ Y tế vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn trong việc phát triển nền Y tế Việt nam. Chính vì vậy tương lai Bộ Y tế cần phải cố gắng hơn nữa trong việc phát triển và áp dụng nhiều phương pháp điều trị bệnh mới.

Phương Thảo – Ytevietnam.edu.vn

 

 

Exit mobile version