Bôi mỡ trăn khi bị bỏng đúng hay sai? Cách xử lý bỏng hiệu quả
Tại nhiều gia đình, “mỡ trăn” được coi là thần dược chữa trị nhiều vết thương, trong đó có tác dụng điều trị bỏng. Có nên bôi mỡ trăn khi bị bỏng và bôi mỡ trăn có tác dụng gì sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
- Làm thế nào để xử lý bỏng nước sôi hiệu quả nhất?
- Nhận diện 4 nguyên nhân gây bỏng chủ yếu hiện nay.
- Bỏng ở trẻ em và cách xử lý khi trẻ bị bỏng cha mẹ nên biết
Công dụng của mỡ trăn
Trăn được coi là loài bò sát quý có nhiều tác dụng với sức khỏe con người. Phần thịt và xương của trăn được dùng để nấu cao giúp bồi bổ sức khỏe, gân cốt.
Riêng phần mỡ trăn được lọc ra, chiên lên để dùng làm thuốc điều trị một số vết thương ngoài da và triệt lông. Theo dân gian, một số công dụng của mỡ trăn chính như sau:
- Điều trị bỏng, ngăn ngừa sẹo do bỏng.
- Triệt lông tay, chân, nách…
- Nhanh liền da, trị mụn đầu đen trên da.
- Chữa da khô nứt nẻ, nứt gót chân, nước ăn chân…
Bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?
Việc bôi mỡ trăn khi bị bỏng cùng một số phương pháp truyền miệng khác như sử dụng lòng trắng trứng, kem đánh răng, nước mắm…được nhiều người tin tưởng sử dụng để điều trị vết bỏng và các vết thương ngoài da khác.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa bỏng, việc áp dụng các phương pháp chữa bỏng bằng mỡ trăng không chỉ không làm vết thương dịu đi mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây nhiễm trùng, hoại tử vết thương, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Viết Lượng (Viện Bỏng Quốc gia) cho biết, trong số các bệnh nhân bị bỏng, chỉ có khoảng 20 – 30% người bệnh biết cách xử lý đúng trước khi được đưa đến bệnh viện. Ngoài ra có đến 1/3 ca bệnh trở nên nguy trọng hơn trước khi được chuyển tuyến do người nhà và bệnh nhân áp dụng các phương pháp chữa bỏng truyền miệng dân gian trong đó có chữa bỏng bằng mỡ trăn.
Theo các chuyên gia y tế, mỡ trăn có tác dụng làm mát vết thương tuy nhiên không đáng kể. Vì vậy việc điều trị bỏng bằng mỡ trăn chỉ có tác dụng với các trường hợp bỏng nhẹ. Ngược lại nếu bị bỏng nặng, việc bôi mỡ trăn còn dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng nếu trực tiếp bôi lên vùng da bị tổn thương, khiến tình trạng bệnh trở nên nguy hiểm hơn.
Cách xử lý bỏng hiệu quả
Thay vì bôi mỡ trăn khi bị bỏng, bạn có thể áp dụng phương pháp xử lý khi bị bỏng nhanh chóng và đúng cách như sau:
- Nhanh chóng ngâm vết thương vào nước mát trong khoảng 15 – 20 phút để làm dịu vết thương.
- Nếu bỏng nhẹ: cởi bỏ lớp quần áo và trang sức của nạn nhân để tránh tình trạng vết bỏng bị phồng rộp, gây khó khăn khi tháo bỏ tư trang. Tuy nhiên nếu trong trường hợp bỏng nặng, tuyệt đối không cởi bỏ đồ của nạn nhân để tránh cọ xát trực tiếp vào vết thương.
- Vào mùa đông, khi bị bỏng cần nhanh chóng giữ ấm vùng không bị bỏng và lấy khăn ẩm, sạch để đắp vào vùng da thương tổn.
- Đưa nạn nhân đến các cơ sở y tế để bác sĩ chuyên khoa trực tiếp khám và điều trị kịp thời.
- Tuyệt đối không bôi các loại thuốc, hóa chất, phương pháp dân gian vào vết thương khi chưa có sự kiểm định của bác sĩ, không chạm vào vết thương, không lấy các dị vật dính trên vết bỏng.
- Chỉ nên dùng nước mát để xử lý vết bỏng, không dùng nước lạnh hoặc đá chườm có thể phản tác dụng là sai lầm khi chữa bỏng khiến vết thương trầm trọng hơn.
Trên đây là những giải đáp về thắc mắc bị bỏng có nên bôi mỡ trăn mà mọi người cần lưu tâm. Để điều trị bỏng hiệu quả, cách tốt nhất là nghiêm túc thực hiện theo tư vấn của bác sĩ, không tự ý điều trị để tránh các hiệu quả xấu có thể xảy ra.
Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn