Các biện pháp phòng tránh và điều trị bệnh viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng là căn bệnh phổ biến về da, người mắc bệnh này sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Ảnh hưởng tiêu cực tới thẩm mỹ của làn da. Đây là một dấu hiệu của tình trạng dị ứng da, xuất hiện khi da của người bệnh tiếp xúc trực tiếp với một chất kích thích hoặc chất gây dị ứng.
- Sự khác nhau giữa đái tháo đường typ 1 và typ 2 mà bệnh nhân cần biết
- Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim nên có chế độ ăn uống và luyện tập như thế nào là hợp lý
- Không nên xem thường trong các trường hợp ho có đờm kéo dài
Bệnh nhân bị mẩn đỏ, ngứa, phát ban gây khó chịu, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và hiệu quả công việc.
Những dị nguyên thường gặp
Theo bác sĩ Chu Hòa Sơn hiện đang công tác tại trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhận định, viêm da dị ứng tiếp xúc xuất hiện khi da tiếp xúc trực tiếp với dị nguyên. Việc này là hoạt hóa hệ miễn dịch của cơ thể khởi phát quá trình viêm. Viêm da dị ứng tiếp xúc có thể xuất hiện sau khi tiếp xúc với một sản phẩm mới hoặc sau khi sử dụng một sản phẩm nhiều tháng hoặc nhiều năm. Ngoài ra, người ta còn xác định được độc tố cây thường xuân, cây sồi và cây sơn có chứa một loại dầu tên là urushiol, đây là nguyên nhân gây viêm da dị ứng tiếp xúc thường gặp nhất. Những nguyên nhân thường gặp khác bao gồm nickel trong trang sức, nước hoa và mỹ phẩm, các thành phần của cao su, sơn móng tay và các hóa chất trong giày dép.
Viêm da dị ứng tiếp xúc có thể cũng do một số thuốc gây nên, bao gồm thuốc bôi hydrocortisone, thuốc bôi kháng sinh, benzocaine và trimerosal. Những chất tẩy trong giặt là không phải nguyên nhân thường gặp.
Khi mắc viêm da tiếp xúc cần bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Dấu hiệu nhận biết
Triệu chứng bao gồm ngứa rất nhiều và nổi mụn trên nền da đỏ. Mụn có thể phồng lên trong những trường hợp nặng. Mụn thường giới hạn trong vùng da tiếp xúc trực tiếp với dị nguyên nhưng nó cũng có thể xuất hiện ở những vùng da khác của cơ thể nếu dị nguyên được đưa từ nơi này đến nơi khác qua tay. Rửa sạch dị nguyên với xà phòng và nước có thể ngăn chặn mụn lan rộng. Mụn đặc biệt xuất hiện trong vòng 12 đến 48 giờ sau khi tiếp xúc với dị nguyên, mặc dù trong vài trường hợp, nó có thể xuất hiện trong 2 tuần. Ít phổ biến hơn, mụn có thể kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm, điều này làm cho việc chẩn đoán nguyên nhân trở nên khó khăn.
Chẩn đoán bệnh có khó?
Tình trạng bệnh chỉ xảy đến ở một số ít người có cơ địa dị ứng, các dị nguyên gây bệnh sẽ phải thông qua phản ứng miễn dịch gây bệnh của cơ thể trước khi xuất hiện các triệu chứng bệnh. Có tới trên 3.700 dị nguyên đã được xác định gây viêm da tiếp xúc dị ứng ở người. Do vậy, việc chẩn đoán viêm da dị ứng tiếp xúc dựa trên hỏi bệnh nhân và thăm khám lâm sàng. Nếu triệu chứng cải thiện sau khi cách ly với dị nguyên thì càng khẳng định chẩn đoán. Một số trường hợp sẽ được khuyên nên làm patch test và test này thường được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa da liễu hoặc dị ứng.
Tổn thương do viêm da dị ứng tại nơi tiếp xúc.
Phương pháp điều trị
Viêm da dị ứng tiếp xúc thường hết sau 2 đến 4 tuần không tiếp xúc với dị nguyên, một vài trường hợp thời gian có thể kéo dài hơn. Một số biện pháp có thể giảm thiểu các triệu chứng trong thời gian này và giúp kiểm soát triệu chứng ở những bệnh nhân bị viêm da dị ứng tiếp xúc mạn tính. Bất cứ khi nào có thể, hãy tìm ra và ngừng ngay việc tiếp xúc với dị nguyên. Tắm bằng bột yến mạch hoặc dưỡng da nhẹ nhàng bằng kem như kem calamine có thể làm giảm triệu chứng trong các trường hợp nhẹ. Corticosteroid bôi ngoài da có thể được khuyến cáo cho những trường hợp nhẹ đến trung bình. Kem và mỡ steroid có sẵn với độ mạnh khác nhau (hiệu lực), loại nhẹ nhất có sẵn tại Mỹ mà không cần kê đơn là kem hydrocortisone 1%. Những loại mạnh hơn yêu cầu phải được kê đơn. Với những trường hợp viêm da dị ứng tiếp xúc nặng, có thể dùng corticoid dạng uống trong thời gian ngắn để kiểm soát triệu chứng. Nên tránh sử dụng thuốc kháng histamin dạng bôi ngoài da. Nếu bệnh nhân ngứa nhiều, có thể dùng một đợt thuốc uống kháng histamin theo chỉ định của bác sĩ.
Lời khuyên của thầy thuốc
Trước hết, bệnh nhân cần xác định và tránh những chất gây kích ứng da hoặc gây ra một phản ứng dị ứng. Nếu sử dụng các hóa chất cần có biện pháp bảo hộ thích hợp như: găng tay, quần áo, ủng,… Tiếp theo, bệnh nhân cần tránh gãi bất cứ khi nào có thể. Che phủ khu vực ngứa nếu không thể không gãi nó. Cắt móng tay và đeo găng tay… Có thể chườm mát có thể giúp bảo vệ làn da và ngăn ngừa trầy xước bằng cách sử dụng một miếng gạc bằng cotton ẩm (miếng gạc được ngâm trong nước và sau đó được vắt kỹ) được đắp lên vùng da tổn thương và sau đó phủ bằng một miếng gạc khô.
Nguồn: suckhoedoisong.vn, Cao đẳng Dược Tp HCM