Các trường Cao đẳng lo “sốt vó” khi bỏ điểm sàn Đại học
Trong đổi mới Dự thảo Quy chế tuyển sinh năm 2017 vừa qua, Bộ GD&ĐT đã quy định bỏ điểm sàn Đại học, điều này khiến nhiều trường Cao đẳng trở nên lo lắng. Nếu từ bỏ điểm sàn, các thí sinh sẽ tăng cơ hội vào Đại học, các trường Cao đẳng khó mà tuyển được thí sinh.
- Bỏ điểm sàn, tăng cơ hội vào đại học có nâng được chất lượng đào tạo?
- Bỏ quy định điểm sàn ĐH, tăng nguyện vọng xét tuyển trong năm 2017
- Năm 2017 tuyển sinh Cao đẳng Y Dược sẽ dựa trên điểm sàn
Việc phân luồng sẽ không còn ý nghĩa
Theo thống kê, số lượng thí sinh sẽ bị tụt giảm theo từng năm, việc này ảnh hưởng rất lớn tới các chủ trương, chính sách tuyển sinh Đại học. Năm 2013 – 2014 các trường vẫn đạt 60% chỉ tiêu, nhưng đến năm 2015 – 2016 chỉ được hơn 40%, năm học này tiếp tục thấp hơn. Lý do xảy ra vấn đề này đó chính là việc các trường Đại học được xét tuyển bằng học bạ THPT đã khiến các trường Cao đẳng điêu đứng, số lượng sinh viên cứ thế giảm dần theo từng năm. Việc bỏ điểm sàn dẫn tới nguyên nhân các trường Cao đẳng sẽ không còn nguồn nào để tuyển sinh.
Mặc dù, các trường Đại học có quyền trong tự chủ tuyển sinh, nhưng nếu xét trên toàn bộ hệ thống giáo dục tuyển sinh, việc bỏ điểm sàn sẽ gây ra mâu thuẫn với một số chính sách như chính sách phân luồng học sinh. Việc này sẽ dẫn tới các trường Cao đẳng, sẽ phải xếp sau rất nhiều trường kể cả trường dân lập, như vậy nguồn thí sinh sẽ không có nhiều.
Việc học Đại học từ lâu đã in sâu vào nhận thức của toàn xã hội, không một thí sinh và gia đình nào muốn con em mình phải học Cao đẳng hay hệ Trung cấp. Chính điều này đã ảnh hưởng tới tâm lý của nhiều sinh viên, ngoài ra chủ trương chính sách đưa ra lại mâu thuẫn với nhau, không đồng bộ, dẫn đến tình trạng phân luồng học sinh ở các cấp bậc bị sai lệch khá lớn.
Sinh viên hệ Cao đẳng, Trung cấp sẽ ngày càng khan hiếm
Việc bỏ điểm sàn đối với các trường Đại học chất lượng thuộc top đầu không có gì đáng lo ngại, tuy nhiên đối với các trường Đại học tốp dưới hoặc trường ngoài công lập sẽ ảnh hưởng rất lớn. Nếu như các trường Đại học chỉ xét tuyển theo hình thức học bạ của THPT, các thí sinh đủ điều kiện sẽ học Đại học thay vì phải chọn các trường Cao đẳng. Phụ huynh và học sinh vẫn chưa thể ý thức được năng lực của con em mình, năng lực như thế nào thì nên chọn cấp bậc học ra sao, nguồn lao động trong xã hội đang cần những người ở mức cấp bậc thế nào? Nếu như năng lực yếu, các em vẫn theo hệ Đại học, có thể sẽ phải bỏ dở giữa chừng, lãng phí cho cả người học xã hội.
Việc đưa ra những tác động tới ngành giáo dục của hệ Đại học và Cao đẳng là một điều cần phải kiểm soát, có những quyết định đúng đắn. Có thể không hạn chế số lượng nguyện vọng cho các thí sinh, nhưng ở các trường Đại học cần phải có mức điểm tối thiểu. Nếu như việc làm này sẽ trở thành một nghịch lý, Bộ GD&ĐT sẽ “thả cửa” vào Đại học cho các trường chất lượng kém nhưng lại thắt chặt đối với các trường Cao đẳng tốt. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho số lượng thí sinh học tập tại các trường Cao đẳng và Trung cấp ngày một giảm dần, nguy cơ không tuyển sinh được sẽ phải đóng cửa trường học.
Chính điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc nguồn nhân lực đào tạo Cao đẳng có tay nghề kỹ năng không đủ cung cấp cho nhu cầu việc làm của xã hội. Nhìn vào thực tế có thể thấy, số lượng cử nhân khi ra trường thất nghiệp đang ngày một nhiều, trong khi đó đối tượng mà xã hội cần lại là những người phải có kỹ năng tay nghề lại chiếm rất ít, bởi lượng thí sinh học nghề không nhiều. Điều quan trọng, thí sinh khi chọn trường nên nhìn nhận vào khả năng của bản thân, nếu bản thân phù hợp ở cấp bậc nào, nên chọn cho mình cấp bậc đó. Đừng quá kỳ vọng vào Đại học, nếu bản thân mình không đủ năng lực.
Hoàng Dung – Ytevietnam.edu.vn