Các trường Đại học yếu kém sẽ không còn đất để tồn tại

Trong hệ thống giáo dục tuyển sinh của Việt Nam ta hiện nay gồm có các cấp bậc từ Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT, Đại học yếu tố chất lượng phải được đặt lên hàng đầu. Dù cho số lượng sinh viên nhiều, nhưng trường lại hoạt động không đúng nghĩa, chất lượng đào tạo không được đảm bảo sẽ không thể tồn tại và phải đóng cửa.

Các trường Đại học yếu kém sẽ không thể tồn tại
Các trường Đại học yếu kém sẽ không thể tồn tại

Tăng cường tự chủ cho các trường Đại học

Những năm trở lại đây, số lượng các Trường Đại học mở ra tương đối nhiều, một số nơi nguồn cung cấp nhân lực đã vượt quá lượng “cầu”. Trong khi đó, thị trường lao động không nhiều, không mở rộng được nguồn lao động, chính điều này đã khiến cho hàng trăm cử nhân thất nghiệp. Trung bình mỗi năm, nước ta có khoảng 300.000 – 400.000 cử nhân thất nghiệp. Đây chính là thực tế đáng buồn cần phải có những biện pháp mạnh để làm giảm đi con số này.

Chính vì thế, các trường Đại học phải có tinh thần tự chủ, tuy nhiên việc tự chủ cũng phải gắn liền với chất lượng đào tạo, không nên vì chỉ tiêu tuyển sinh mà đề ra những quy định xét tuyển quá thấp, điều này sẽ dẫn tới việc nguồn “cung” vượt “cầu”, sinh viên sau khi ra trường sẽ rơi vào cảnh thất nghiệp. Cũng chính vì vấn đề tự chủ ở nhiều trường hiện nay vẫn còn khá bất cập, do đó Bộ GD&ĐT sẽ xem xét một số trường Đại học cho thí điểm, trước khi mở rộng mô hình tự chủ. Nếu như không kiểm soát được, sẽ khiến cho các trường Đại học ồ ạt thành lập, chất lượng từ đó sẽ không được đảm bảo.

Trong Dự thảo Quy chế tuyển sinh năm 2017 mà Bộ GD&ĐT đưa ra, sẽ cho phép các trường tăng quyền tự chủ, không có giới hạn chỉ tiêu tuyển sinh đầu vào, tuy nhiên cần phải có cách kiểm soát chất lượng của từng trường. Làm thế nào để trường vừa đủ chỉ tiêu, vừa phải đảm bảo được chất lượng mà Bộ yêu cầu.

Chất lượng các trường Đại học phải đạt tiêu chuẩn đầu ra cho sinh viên

Chất lượng kém trường Đại học sẽ phải đóng cửa

Các trường Đại học sẽ phải công bố đề án tuyển sinh cũng như các điều kiện để đảm bảo chất lượng của sinh viên cho xã hội giám sát. Chính vì vậy nếu có trường nào đó, đưa ra chỉ tiêu quá nhiều, đào tạo lại không đạt chất lượng, học sinh không đăng ký vào học thì không thể cho rằng đây là lỗi của phương án tuyển sinh ĐH mà Bộ đưa ra, khiến lượng thí sinh ảo tăng lên.

Nếu như các trường Đại học chú trọng tới chất lượng, kết nối được các doanh nghiệp để tạo được việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, trường đó sẽ tuyển được nhiều sinh viên học tập. Các trường đào tạo có chất lượng yếu kém, không có sinh viên học hoặc lượng sinh viên quá ít không đủ tạo thành lớp sẽ buộc phải dừng và đóng cửa. Các trường Đại học tồn tại được dựa vào việc đóng học phí của sinh viên, nếu như trường không đảm bảo được chất lượng, sẽ không có sinh viên đăng ký học, từ đó kinh phí duy trì hoạt động của trường sẽ ít đi, thậm chí không đủ tồn tại. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, trong những trường hợp như vậy bộ máy giáo dục Đại học đỡ cồng kềnh. Tôi sẽ làm đơn phê duyệt cho những trường này phải phá sản.

Đối với những trường Đại  học có chất lượng tốt, thu hút được sinh viên học tập, Bộ GD&ĐT sẽ xem xét đầu tư thêm cho những trường thực sự có chất lượng trong đào tạo để trường phát triển mạnh hơn nữa. Khi đã có chất lượng tốt, không phân biệt là trường Đại học công lập hay dân lập, Bộ cũng sẽ đầu tư giúp chất lượng của trường được nâng cao thêm nữa.

Hoàng Dung – Ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version