Cách chữa trị bỏng dầu ăn không để lại sẹo hiệu nghiệm nhất
Cách chữa trị bỏng dầu ăn không để lại sẹo dưới đây là cách hiệu nghiệm nhất để đối phó với nguy cơ bỏng dầu ăn luôn rình rập trong quá trình nấu nướng hàng ngày của bạn.
- Điều trị bỏng độ 2 tại nhà không để lại sẹo
- Cách xử lý vết bỏng bị phồng không để lại sẹo hiệu quả nhất
- Người bị bỏng nên ăn gì và kiêng ăn gì để không bị sẹo?
Bỏng dầu ăn
Bỏng dầu ăn là tai nạn thường xảy ra đặc biệt với chị em phụ nữ – những ngày thường xuyên đối mặt với nguy cơ bỏng dầu ăn trong lúc nấu ăn. Giống như những loại bỏng nhiệt khác, bỏng dầu ăn có thể tác động đến các lớp hạ bì sâu dưới ra, gây phồng rộp và tổn thương da. Nếu không điều trị đúng cách có thể để lại sẹo lâu ngày không khỏi.
Các vết sẹo do bỏng không chỉ gây thương tổn cho da mà còn ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ trên cơ thể con người. Do đó việc trang bị kiến thức về bỏng để biết cách chữa trị bỏng dầu ăn không để lại sẹo là điều cần thiết với tất cả mọi người để xử lý kịp thời và đúng cách khi tai nạn xảy ra.
Dưới đây là những bước để sơ cứu khi bị bỏng dầu ăn cần thiết nhất mà bạn có thể tham khảo:
Làm mát vết thương
Ngay khi bị dầu mỡ trong quá trình nấu ăn bắn vào người, bạn hãy nhanh chóng cho vùng da bị ảnh hưởng vào vòi nước sạch xả liên tục trong vòng 15 – 20 phút. Việc làm mát vết bỏng bằng nước sạch là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc chữa bỏng dầu ăn không để lại sẹo, giúp vết thương được hạ nhiệt, bớt đau rát và ngăn ngừa vết bỏng lan rộng. Tùy vào từng mức độ bỏng mà bạn sẽ có bước xử lý tiếp theo sau khi làm vết thương có thể điều trị tại nhà hay đến cơ sở y tế.
Cần lưu ý chỉ nên dùng nước mát, không sử dụng nước đá hoặc chườm đá lạnh sẽ khiến vết thương trở nên nặng hơn.
Bôi thuốc điều trị bỏng
Trong trường hợp bỏng nhẹ có thể điều trị tại nhà, sau khi đã làm mát vết thương, bạn có thể dùng thuốc điều trị bỏng có bán tại các nhà thuốc GPP như thuốc Silvadene, Silvin, Flammazin hoặc Polyesteramide để chống viêm, sát khuẩn, làm dịu vết bỏng giúp chữa trị bỏng dầu ăn không để lại sẹo.
Tuyệt đối không dùng theo các phương pháp chữa bỏng dân gian như dùng nước mắm, lòng trắng trứng, trị bỏng bằng mỡ trăn…sẽ khiến vết thương dễ trị nhiễm trùng và để lại sẹo khó chữa.
Trường hợp bỏng nặng cần sử dụng thuốc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Xử lý vết phồng rộp
Các vết phồng rộp dạng bọng nước có thể xuất hiện từ 1-2 ngày sau khi bị bỏng và sẽ tự hết sau 3- 4 ngày. Trên thực tế, các vết phồng rộp xuất hiện chính là cơ chế phản vệ tự nhiên của cơ thể để bảo vệ vùng da bị tổn thương đang ăn da non không phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài. Do đó khi bị bỏng, tuyệt đối không nặn, chích các vết phồng nước. Điều này không chỉ khiến người bệnh bị đau rát khó chịu mà còn khiến vết thương dễ trị nhiễm trùng do tiếp xúc với bụi bẩn bên ngoài.
Để các vết phồng rộp nhanh lành, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bệnh bỏng nên bổ sung một số thực phẩm, hoa quả có chứa nhiều vitamin C, D như cam, chanh, bưởi…để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời giữ vệ sinh vùng da bị bỏng cẩn thận, dùng gạc y tế để băng bó vết thương tránh việc chà xát bên ngoài và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào vết thương.
Biết cách chữa trị bỏng dầu ăn không để lại sẹo sẽ giúp bạn bảo vệ mình trước những tai nạn do bỏng một cách hiệu quả nhất, không chỉ bảo vệ tính thẩm mỹ mà còn ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe có thể xảy ra.
Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn