Các mức độ bỏng và cách điều trị bỏng theo từng mức độ
Bỏng là tai nạn thường gặp trong cuộc sống. Tùy thuộc vào các mức độ bỏng và từng nguyên nhân mà có cách điều trị bỏng theo từng mức độ khác nhau.
- Bôi mỡ trăn khi bị bỏng đúng hay sai? Cách xử lý bỏng hiệu quả
- Trị sẹo do bỏng lâu năm nhờ cây lá vườn nhà hiệu quả
- Bị bỏng bôi thuốc gì? Thuốc chữa bỏng tốt nhất hiện nay
Các mức độ bỏng
Bỏng là các tai nạn liên quan đến nhiệt, điện hoặc hóa chất, gây tổn thương và có khả năng hủy hoại da. Tùy thuộc vào sức ảnh hưởng và thương tổn trên da, bỏng được chia làm 3 mức độ chính.
Các mức độ bỏng như sau:
- Bỏng mức độ 1: Da bị đỏ, sưng nhẹ, không bị phồng rộp, không xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.
- Bỏng mức độ 2: Da bị phồng rộp, ảnh hưởng đến lớp mô da bên trong khiến da bị dày lên.
- Bỏng mức độ 3: Da bị ảnh hưởng sâu vào lớp bên trong, tác động lên dây thần kinh gây tê liệt dây thần kinh, da bị bỏng có màu trắng, đen hoặc xám.
- Ngoài ra còn có bỏng cấp độ 4: Cấp độ nguy hiểm nhất, sự tổn thương ăn sâu vào đến gân và xương.
Bỏng mức độ 1
Bỏng cấp độ 1 là loại bỏng trên bề mặt, chỉ ảnh hưởng đến lớp da ngoài cùng, không nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe. Đây là mức độ nhẹ nhất trong các mức độ của bỏng.
Các dấu hiệu của bỏng mức độ 1 bao gồm: Đỏ da, sưng nhẹ, đau, bong tróc da trong quá trình ăn da non.
Thông thường trường hợp bị bỏng mức độ 1 sẽ khỏi trong vòng 3 – 6 ngày. Bạn có thể điều trị bỏng cấp độ 1 để vết thương nhanh hồi phục và không để lại sẹo như sau:
- Ngay khi bị bỏng, lập tức ngâm vết thương vào nước mát từ 15 – 20 phút.
- Dùng Ibuprofen hoặc acetaminophen để giảm đau.
- Thoa nha đam tươi hoặc gel nha đam lên vết thương để làm dịu vùng da bị bỏng.
- Băng gạc vết thương bằng gạc y tế hoặc khăn sạch.
Bỏng mức độ 2
Khi bị bỏng độ 2, các thương tổn không còn ở lớp ngoài cùng của da mà đã lan xuống lớp bên dưới của da, khiến da bị phồng rộp và sưng đỏ. Các vết phồng rộp rất nhạy cảm, dễ bị vỡ gây đau đớn cho nạn nhân.
Bỏng cấp độ 2 có thể lành trong 2 – 3 tuần và có khả năng để lại sẹo. Trong một số trường hợp nặng cần thực hiện cấy ghép da thay thế vùng da bị tổn thương.
Cách điều trị bỏng mức độ 2 như sau:
- Ngâm vết thương trong nước mát trong vòng 15 phút.
- Dùng thuốc giảm đau Ibuprofen hoặc Acetaminophen.
- Dùng kháng sinh dạng mỡ bôi lên vết thương.
Trong trường hợp bị bỏng trên vùng da rộng hoặc ảnh hưởng đến các vị trí nhạy cảm như mặt, tay, háng, mông…cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và tư vấn lộ trình điều trị phù hợp.
Bỏng mức độ 3
Cấp độ 3 là mức cao nhất trong các mức độ của bỏng. Bỏng độ 3 gây ra tổn thương lan rộng đến các lớp da bên trong, ảnh hưởng đến mạch máu, xương và các dây thần kinh. Nếu không được điều trị kịp thời, bỏng mức độ 3 có thể gây tử vong.
Khi bị bỏng mức độ này, vùng da bị bỏng sẽ bị cháy xém, có màu trắng hoặc nâu sẫm, đen, sùi lên các hình dạng sần sùi.
Với bỏng độ 3, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để cấp cứu. Không tự áp dụng các cách điều trị bỏng tại nhà. Trong thời gian đưa bệnh nhân đến bệnh viện hoặc đợi xe cấp cứu, cần nâng vết thương cao hơn tim, đảm bảo quần áo hoặc trang sức không dính vào vết bỏng.
Ngay cả khi được điều trị kịp thời, bỏng cấp độ 3 vẫn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như sốc, nhiễm trùng, uốn ván…
Trên đây là các mức độ bỏng và cách điều trị bỏng theo từng mức độ. Luôn cẩn thận trong mọi hoạt động, cảnh giác với các đồ dùng nhiệt, điện trong gia đình, bố trí nơi để vật dụng sinh hoạt hợp lý…là cách để bạn bảo vệ bản thân và gia đình tránh khỏi các nguy cơ và ảnh hưởng của bỏng.
Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn