Cách nhận biết viêm tai giữa mủ ở trẻ em
Viêm tai giữa mủ ở trẻ thường xuất hiện khi bị viêm mũi, họng không điều trị kịp thời. Viêm tai giữa có mủ thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi, nhất là lúc chuyển từ nóng sang lạnh. Viêm tai giữa mủ là giai đoạn thứ hai của viêm tai giữa cấp sau giai đoạn xung huyết.
- Viêm tai giữa ở trẻ và cách nhận biết viêm tai giữa
- Ảnh hưởng của viêm tai giữa đến cuộc sống của trẻ
- Viêm tai giữa cấp ở trẻ em có nguy hiểm không?
Quá trình tạo thành mủ tai giữa
Hiện tượng mủ xuất hiện trong tai giữa do niêm mạc tai giữa bị viêm và tăng tiết dịch. Tình trạng này của tai giữa tạo điều kiện cho vi khuẩn có sẵn trong tai giữa hay từ mũi họng tấn công vào tai giữa hình thành mủ. Hoặc có thể mủ có sẵn từ mũi họng qua vòi tai vào tai giữa khi hút mũi hoặc xì mũi không đúng cách. Gây nên bệnh lý viêm tai giữa có mủ ở trẻ.
Dấu hiệu viêm tai giữa mủ
Thông thường viêm tai giữa mủ xuất hiện sau khi bị viêm mũi họng. Nhất là khi trẻ đang chảy mũi vàng, xanh, ngạt tắc mũi hoặc xuất hiện đau nhói trong tai, đau từ tai lên thái dương hoặc xuống họng.
Trẻ khi bị bệnh có thể bị sốt, nặng hay nhẹ tùy vào cơ thể trẻ (Trẻ bị suy dinh dưỡng không sốt). Khi trẻ thấy trong tai có tiếng ù, sức nghe giảm. Đây là giai đoạn xung huyết trước khi hình thành viêm tai giữa mủ ở trẻ nếu không điều trị kịp thời.
Khi giai đoạn trên bị bỏ qua, mủ sẽ bắt đầu xuất hiện trong tai giữa, hiện tượng đau nhức tai sẽ tăng lên kèm sốt cao. Màng nhĩ lúc này sẽ bị đẩy phồng lên do mủ đọng, thậm chí có thể vỡ để mủ giải thoát ra ngoài. Còn nếu màng nhĩ không vỡ, mủ sẽ đọng lại trong tai giữa có thể gây biến chứng thành viêm màng não hoặc liệt mặt.
Nếu mủ trong tai giữa không điều trị kịp thời để chúng ra khỏi hòm nhĩ sẽ để lại di chứng như viêm tai giữa thanh dịch, làm dính chuỗi xương con trong hòi gây hậu quả nghiêm trọng như: Sức nghe giảm dần, màng nhĩ bị co hoặc tạo ra chất gọi là cholesteatoma, đây là chất có thể phá hủy xương gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Điều trị viêm tai giữa mủ
Để chữa trị viêm tai giữa mủ ở mẹ và bé phải giải phóng mủ ra ngoài băng cách làm thông thoáng vòi tai để mủ chảy từ hòm tai ra mũi họng. Hoặc có thể phải trích để rạch màng nhĩ dẫn mủ trong tai giữa ra ngoài.
Nếu như viêm tai giữa có mủ để lại di chứng thành viêm tai giữa thanh dịch thì các bác sĩ phải thực hiện thủ thuật đặt một ông thông tại màng nhĩ nhằm cần bằng áp lực của tai giữa với môi trường bên ngoài để bảo vệ niêm mạc tai giữa trong môi trường bình thường. Sau 6 tháng mủ trong tai giữa sẽ hết dần.
Khi điều trị ngoài các thủ thuật các bác sĩ thường kết hợp với kháng sinh giảm viêm, tiêu mủ hoặc thuốc kháng sinh nhỏ tai…Tốt nhất khi phát hiện con bị bệnh này hãy sớm đưa con đến các cơ sở y tế để khám chữa kịp thời tránh để lại những di chứng về sau.
Thanh Hiên: ytevietnam.edu.vn