Cách phòng tránh và điều trị bệnh giang mai ở từng giai đoạn
Để phòng tránh và điều trị bệnh giang mai không khó, tuy nhiên việc điều trị khó hay dễ lại tùy thuộc vào sự phát triển của bệnh ở giai đoạn nặng hay nhẹ. Dưới đây là một số cách điều trị bệnh giang mai, người bệnh có thể tham khảo.
- Tìm hiểu 3 nguyên nhân chính gây ra bệnh HIV/AIDS
- 7 bệnh lây truyền qua đường tình dục dễ mắc nhất
- Giang mai – bệnh nguy hiểm ít người biết
Cách điều trị bệnh giang mai
Đối với bất kỳ loại bệnh nào, việc phát hiện và điều trị bệnh kịp thời ở giai đoạn đầu thì khả năng khỏi càng cao, bệnh giang mai cũng vậy. Nếu người bệnh để tình trạng xoắn khuẩn giang mai phát triển đến giai đoạn cuối thì việc chữa khỏi là không thể, các phương pháp điều trị chỉ mang tính kìm hãm sự phát triển của xoắn khuẩn và các biến chứng nguy hiểm.
Giai đoạn 1
Những triệu chứng của bệnh giang mai phát triển qua từng giai đoạn, ở giai 1 bệnh thường xuất hiện những vết loét ở vị trí như môi, âm đạo, cổ tử cung và thường không có hiện tượng ngứa hay đau. Sau một thời gian khoảng 6-8 tuần vết loét sẽ tự động biến mất và tiếp tục phát triển sang giai đoạn 2.
Cách điều trị bệnh giang mai ở giai đoạn đầu là bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định tiêm bắp penicillin G một liều duy nhất. Có thể thay thế penicillin G bằng thuốc Doxycycline và tetracycline. Trong trường hợp đối với phụ nữ mang thai cần phải làm những xét nghiệm cần thiết và theo chỉ định của bác sĩ sau khi thăm khám để không gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Giai đoạn 2
Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn 2 thường xuất hiện các mảng sẩn, nốt phỏng ở trên da. Các nốt ban màu hồng bắt đầu xuất hiện kiểu đối xứng và không ngứa kèm theo hiện tượng sốt, đau họng và nổi hạch. Từ 3 đến 6 tuần thì các hiện tượng này biến mất, chuẩn bị đến giai đoạn tiềm ẩn và phát bệnh.
Ở giai đoạn 2 người bệnh có thể áp dụng phương pháp điều trị bằng thuốc kháng sinh liều cao, sử dụng penicillin G tiêm tĩnh mạch ít nhất 10 ngày. Bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định tiêm Cetriaxone thay thế đối với bệnh nhân bị dị ứng penicilline G. Việc điều trị bệnh ở giai đoạn này chỉ hạn chế việc phát triển của bệnh chứ không ngăn cản được những tổn thương của cơ thể mà bệnh giang mai gây nên.
Giai đoạn 3
Ở giai đoạn 3 bệnh đã phát triển quá mạnh và khó điều trị. Triệu chứng của bệnh giang mai giai đoạn 3 gây tổn thương nhiều đến các cơ quan nội tạng, các xoắn khuẩn giai đoạn này đã ăn sâu vào não, gan, phổi hay cơ bắp gây nên nhiều bệnh lý học khác nhau như bệnh giang mai thần kinh, giang mai tim mạch hay củ giang mai…
Việc điều trị bệnh ở giai đoạn này là cực kỳ khó vì các cơ quan khác cũng đã bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai. Để điều trị bệnh ở giai đoạn cuối này, các bác sĩ chuyên khoa cũng chỉ chỉ định tiêm thuốc liều cao liên tục tùy theo tình trạng phát tán của bệnh.
Cách phòng tránh bệnh giang mai
Để phòng tránh bệnh giang mai hiệu quả nhất là quan hệ tình dục an toàn, chung thủy với bạn tình. Nếu trường hợp có những mối quan hệ ngoài luồng thì phải sử dụng bao cao su, áp dụng những biện pháp quan hệ tình dục an toàn để không bị lây nhiễm bệnh.Trong thời gian điều trị, tuyệt đối không được quan hệ tình dục để phòng tránh việc lây nhiễm. Bên cạnh đó tránh việc sử dụng chung những đồ sinh hoạt cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo râu…
Bên cạnh đó người bệnh cần lưu ý phải tái khám và làm những xét nghiệm y tế cần thiết theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu trường hợp bệnh tái phát thì bác sĩ sẽ có những biện pháp điều trị kịp thời, tránh gây nguy hiểm cho bệnh nhân.
Các biện pháp điều trị bệnh giang mai chỉ hạn chế sự phát triển của bệnh chứ không điều trị được những ảnh hưởng mà xoắn khuẩn giang mai gây nên cho cơ thể. Hãy lựa chọn cho mình một lối sống an toàn và lành mạnh để không bao giờ phải sống chung với loại bệnh nguy hiểm này.
Phương Thảo-Ytevietnam.edu.vn