Cẩm nang chăm sóc bà bầu khoa học bạn không nên bỏ qua
Chăm sóc bà bầu khoa học theo từng thai kì sẽ giúp cả mẹ và bé luôn khỏe mạnh. Sau khi mang thai, bà bầu cần phải đến đúng các cuộc hẹn với bác sĩ để kiểm tra sức khỏe.
- Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị quai bị?
- Rò rỉ nước ối trong thai kỳ – mẹ bầu nên biết để phòng tránh
- Nguyên nhân rụng tóc ở trẻ mà các bậc cha mẹ nên biết
Chế độ ăn hợp lý dành cho bà bầu:
Chế độ ăn uống hợp lý chăm sóc bà bầu là yếu tố quan trọng trong thời kì mang thai.
- Có một vài thực phẩm như: thịt, trứng và cá nếu không được nấu chín kĩ sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng.
- Bạn không nên ăn quá nhiều cá trong 1 tuần và tuyệt đối không được ăn cá mập, cá kiếm, cá thu hay cá kình vì trong các loại cá này có chứa nồng độ thủy ngân cao và sẽ gây ra ảnh hưởng xấu cho thai nhi.
- Bạn cùng cần phải rửa sạch tất cả các loại trái cây hay rau củ quả trước khi chế biến. Uống nhiều sữa để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và bé.
- Khi mang thai, bạn hạn chế uống đồ uống có chứa caffeine và những đồ ăn có chất ngọt làm nhân tạo.
Sử dụng vitamin hợp lý
Trong thời gian, bạn nên dùng thêm vitamin axit folic mỗi ngày để bảo vệ trí não và tủy sống của bé. Để có hiệu quả tốt nhất bạn nên uống axit folic trước khi mang thai.
Việc bổ sung thêm vitamin chăm sóc bà bầu rất quan trọng, bạn hãy nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ để dùng thuốc thật hợp lý. Trước khi dùng loại thuốc nào bạn cũng cần hỏi ý kiến của bác sĩ để tránh những trường hợp không mong muốn xảy ra.
Thu xếp công việc
Bạn nên suy nghĩ về công việc của bản thân trong lúc mang thai. Bạn làm công việc gì? Môi trường làm việc có gây hại đến bạn và thai nhi không? Công việc có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi như: phải bê vác vật nặng, đứng trong thời gian dài, ngồi trước máy tính quá lâu hay môi trường làm việc có bức xạ…Vì vậy bạn cần phải thu xếp công việc của mình thật hợp lý để bảo vệ sức khỏe của bản thân và em bé.
Bài tập thể dục dành cho bà bầu
Nếu không gặp vấn đề gì trong quá trình mang thai, bạn nên tập thể dục đều đặn trước và trong quá trình mang thai để giảm bớt sự khó chịu trong quá trình mang thai. Mỗi ngày bẹn nên dành khoảng 30 phút tập thể dục với những bài tập tốt cho sức khỏe của mẹ và bé như: đi bộ hay bơi lội.
Tuy nhiên bạn cũng không nên tập thể dục với cường độ cao mà hãy tập những bài tập nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe của cơ thể. Nếu có hiện tượng lạ như: hoa mắt, chóng mặt hay đau ngực, đau bụng trong khi tập thì bạn phải dừng ngay quá trình tập và thông báo ngay cho bác sĩ.
Khi tập thể dục nên uống nhiều nước để đảm bảo cơ thể không bị thiếu nước.
Quan hệ vợ chồng khi mang bầu
Bạn vẫn có thể quan hệ trong quá trình mang thai nếu không có nguy cơ sẩy thai. Trong thời gian mang thai, bạn cũng ít khi dành sự quan tâm tới quan hệ tình dục.
Hiền Trang – Ytevietnam.edu.vn