Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị quai bị?
Mệt mỏi, sốt cao, tuyến nước bọt sưng phồng,…là những dấu hiệu cho thấy trẻ bị quai bị. Khi trẻ bị quai bị có thể gây ra viêm kết mạc, viêm não, viêm màng não hoặc viêm tinh hoàn ở trẻ trong tuổi dậy thì có thể dẫn đến vô sinh. Cha mẹ cần lưu ý những điều sau khi trẻ bị quai bị.
- Dấu hiệu nhận biết trẻ bị quai bị mà các bậc cha mẹ cần lưu ý?
- Nguy hiểm của bệnh quai bị mà bạn nên biết
- Bài thuốc Đông Y giúp chữa bệnh quai bị cực hiệu quả
Bệnh quai bị là gì?
Bệnh quai bị do siêu vi hoặc virus Paramyxovirus gây ra, bệnh thường gặp ở trẻ từ 5-15 tuổi. Là loại bệnh truyền nhiễm lưu hành quanh năm với các đợt phát thành dịch bệnh.
Nếu trường hợp mắc bệnh siêu vi thì người bệnh không cần phải đến bệnh viên điều trị, bệnh có thể tự khỏi trong vòng từ 5-7 ngày, cha mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt ở nhà.
Còn với trường hợp bị quai bị do virus gây ra, khi trẻ có những biểu hiện sốt cao, ói mửa, nhức đầu, bộ phận sinh dục to lên thì cần đưa trẻ đến ngay cơ sở Y tế để được làm các bước kiểm tra, xét nghiệm Y tế cần thiết để có phương pháp điều trị hiệu quả.
Dấu hiệu trẻ bị mắc quai bị
Các bác sĩ cho biết có tới 50% trẻ em mắc quai bị phải chịu cảm giác mệt mỏi. Khi bị qua bị trẻ sẽ thấy những triệu chứng như: sốt nhẹ , đau đầu, lười ăn.
Sau khi mắc quai bị từ 1-2 ngày, tuyến nước bọt cũng sẽ bị sưng phồng, những cơn đau đầu sẽ ngày càng trở nên dữ dội ở các tuyến mang tai. Thời điểm này trẻ sẽ sợ tiếp xúc với ánh nắng, chán ăn và ói mửa. Triệu chứng có thể sẽ suy giảm sau 5-10 ngày.
Cách chăm sóc cho trẻ khi bị quai bị
Khi trẻ bị quai bị thì cần được nằm nghỉ ngơi và cha mẹ nên cho trẻ nằm trong phòng tối, ít ánh sáng. Có thể cho trẻ sử dụng một số loại thuốc giảm đau như: paracetamol, ibuprofen để giúp trẻ giảm đau đầu và giảm sưng. Tuy nhiên cha mẹ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh các tác dụng phụ của thuốc hoặc biến chứng có thể xảy ra.
Nên cho trẻ uống nhiều nước, có thể cho trẻ uống nước ngọt để giúp trẻ dễ ăn hơn. Đặc biệt nên cho trẻ bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng mềm, dễ tiêu hóa.
Không nên cho trẻ ra ngoài để tránh gió, nên cho trẻ nghỉ ngơi, đặc biệt là khi trẻ bị sưng tinh hoàn.
Chườm nóng ở vùng góc hàm cho trẻ, cho trẻ xúc miệng thường xuyên bằng nước muối hoặc các chất sát trùng khác.
Cách phòng tránh trẻ bị bệnh quai bị
- Nên cho trẻ cách ly khoảng 15 ngày từ khi phát bệnh.
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với bệnh nhân bị quai bị
- Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ. Các vắc xin đang được sử dụng là vắc xin sống giảm độc lực chỉ cần tiêm một mũi duy nhất vào dưới da giúp giảm khả năng gây bệnh và có tác dụng kích thích cơ thể sản xuất ra các kháng thể giúp chống lại virus gây bệnh quai bị.
- Để tránh cho trẻ bị tiêm nhiều mũi thì có thể tiêm loại vắc xin kết hợp chống 3 bệnh: Sởi, quai bị, rubella.
Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo các bậc cha mẹ là không phải cứ tiêm ngừa là sẽ phòng được bệnh. Trên thực tế, việc tiêm ngừa chỉ có thể phòng bệnh được khoảng 80% nên sau khi tiêm phòng ngừa, cha mẹ vẫn cần có ý thức phòng bệnh quai bị cho trẻ.
Hiền-Ytevietnam.edu.vn