Cẩm nang kiến thức nhất định phải biết về bệnh nứt gót chân
Thời tiết mùa đông khiến cho sức đề kháng của con người suy yếu và rất hay mắc phải các bệnh theo mùa, một trong số các căn bệnh gây ra phiền toái cho người bệnh nhất chính là nứt gót chân. Đa số người bệnh đều phải sống trong cảm giác đau đớn khi mắc phải căn bệnh này.
- 3 bài thuốc Đông y chữa á sừng tốt nhất hiện nay
- Điểm tên những loại thực phẩm người bệnh á sừng không nên ăn
- Mách bạn 4 bài thuốc Nam chữa bệnh á sừng hiệu quả ngay tại nhà
Bệnh nứt gót chân là gì?
Ngoài những trường hợp một số người mắc bệnh cả 4 mùa thì đa số người bệnh đều mắc phải bệnh nứt gót chân trong mùa đông. Đây là bệnh lý phổ biến xuất hiện khi phần da khô dưới gót chân mất đi độ đàn hồi và sẽ bị nứt ra khi con người đi lại nhiều và trọng lực cơ thể dồn xuống chân quá lâu.
Trong những trường hợp nặng, nếu vết nứt gót chân bị nhiễm trùng sẽ gây ra hiện tượng chảy máu, tổn thương da và làm cho người bệnh luôn phải sống trong cảm giác đau đớn.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh nứt gót chân?
Thời tiết hanh khô trong mùa đông được coi là nguyên nhân chính gây ra bệnh nứt gót chân ở người bệnh. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân có thể gây ra bệnh đó là:
- Do cơ thể bị thiếu nước, áp lực cơ thể dồn lên bàn chân mạnh nên khiến da bị nứt.
- Gót chân bị thiếu độ ẩm.
- Do đi giày, dép không đúng kích thước.
- Do tuyến mồ hôi ở dưới bàn chân bị lão hóa hoặc thiếu vitamin và các khoáng chất cần thiết.
- Do yếu tố môi trường tác động.
- Do người bệnh không giữ gìn vệ sinh chân sạch sẽ.
Biểu hiện của bệnh nứt gót chân là gì?
Khi mắc phải bệnh nứt gót chân, người bệnh sẽ có những biểu hiện như:
- Da gót chân dày lên và bị nứt thành từng sọc nhỏ.
- Vết nứt ăn sâu vào thịt và chảy máu.
- Khi tiếp xúc với nước, gót chân của người bệnh sẽ bị đau nhức.
- Thời tiết càng lạnh thì vết nứt càng nhiều, cản trở việc đi đứng, hoạt động của người bệnh.
Khi bị nứt gót chân nên làm gì?
Bệnh nứt gót chân nếu không được điều trị dứt điểm thì sẽ khiến cho cơ thể bị mắc bệnh mãn tính không chỉ trong mùa đông mà quanh năm luôn. Để điều trị bệnh nứt gót chân, người bệnh nên:
- Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể mỗi ngày (từ 2-3 lít nước).
- Xây dựng chế độ ăn uống với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là các loại vitamin cho cơ thể.
- Không nên đi, đứng quá nhiều để làm giảm bớt áp lực cho chân.
- Giữ vệ sinh chân sạch sẽ.
- Mỗi ngày có thể massage chân hoặc ngâm chân trong nước muối để giúp máu lưu thông tốt hơn và loại bỏ các tế bào da chết.
- Áp dụng điều trị bệnh bằng các loại thuốc mỡ, thuốc uống.
- Bôi kem dưỡng da cho gót chân trước khi đi ngủ.
- Lựa chọn giày phù hợp với kích cơ của bàn chân, không nên đi giày quá chật hoặc quá lỏng.
Tóm lại, nứt gót chân là căn bệnh rất dễ mắc phải trong mùa đông, đây là căn bệnh mặc dù không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng có thể dày vò người bệnh trong cảm giác đau đớn. Do đó, hãy chủ động tìm hiểu các kiến thức để có thể phòng ngừa căn bệnh này một cách hiệu quả và an toàn nhé.
Hải Đường – Ytevietnam.edu.vn