Cẩm nang kiến thức về bệnh tay – chân – miệng
Rất nhiều bậc phụ huynh chủ quan về bệnh tay chân miệng mà không biết rằng đây là một bệnh truyền nhiễm có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm cơ tim… có thể dẫn tới tử vong.
- Tay chân miệng- bệnh nguy hiểm ở trẻ?
- Làm cách nào để trẻ từ bỏ thói quen mút tay?
- Nguyên tắc dinh dưỡng chăm con ốm cha mẹ không được bỏ qua
Bệnh tay chân miệng là gì ?
Tay chân miệng là căn bệnh phổ biến với trẻ em độ tuổi dưới 3 tuổi do siêu vi trùng đường ruột gây ra. Khi mắc bệnh, cơ thể trẻ sẽ xuất hiện các vết loét, mụn nước tập trung ở miệng, tay và chân.
Nếu không được điều trị sớm, bệnh tay chân miệng có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong và có thể truyền nhiễm. Theo thống kê của Bộ Y tế, năm 2014 cả nước có 76.300 trường hợp nhiễm chân tay miệng tại tất cả các tỉnh thành, trong đó 9 trường hợp tử vong.
Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng
Tay chân miệng là một bệnh lý truyền nhiễm, do virus Coxsakie gây nên. Bệnh lây truyền rất nhanh từ cá thể này qua cá thể khác qua những cách sau:
- Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, lây bệnh qua việc ho, hắt hơi… của người bệnh.
- Tiếp xúc vào chất nước bọt, nước mũi…của người bệnh còn lưu trong đồ vật, đồ chơi trong nhà.
- Người trực tiếp chăm sóc, tiếp xúc bằng tay với người bệnh chân tay miệng.
- Khi virus gây bệnh xâm nhập vào cơ thể sẽ phát triển nhanh và tạo nên thương tổn cho gia và niêm mạc.
Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng
Trẻ bị tay chân miệng có các triệu chứng sau:
- Trẻ bị sốt nhẹ, biếng ăn, nôn trớ, đi lại bị run..
- Miệng xuất hiện các bóng nước nhỏ, khi bóng nước vỡ ra tạo thành vết loét khiến trẻ khó khăn khi ăn uống.
- Các bóng nước lan ra chân, mông màu xám, từ 2-10mm.
Biến chứng của bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng thường có thể dễ dàng điều trị dứt điểm. Tuy nhiên nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: Viêm màng não, liệt mền cấp, viêm cơ tim, phù phổi cấp. Đặc biệt các bệnh lý này có thể cùng xuất hiện trên một cơ thể bệnh nhân và dẫn đến tử vong trong vòng 24h.
Các bác sĩ đưa ra lời khuyên nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế khám chậm nhất 6h sau khi có những hiểu hiện của biến chứng để có thể điều trị kịp thời.
Điều trị tay chân miệng
Để điều trị bệnh tay chân miệng, ngoài sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ cần chú ý đến các lưu ý sau:
- Giữ vệ sinh cẩn thận, không để các bóng nước bị nhiễm trùng.
- Khi bị sốt nên lau mình bằng nước ấm. dùng thuốc hạ sốt, tránh để cơ thể bị sốt quá cao và kéo dài.
- Bổ sung dinh dưỡng, uống nhiều nước, nghỉ ngơi điều độ.
- Tuyệt đối không gãi hay cạy vỡ các bóng nước.
- Khi trẻ có các dấu hiệu bệnh và dấu hiệu biến chứng cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám.
Làm thế nào để phòng bệnh tay chân miệng?
Hiện tại chứ có loại vắc xi phòng bệnh tay chân miệng. Để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này nên thực hiện theo các hướng dẫn sau:
- Thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, đặc biệt là trước khi sau khi ăn.
- Đồ đạc, đồ chơi, dụng cụ cần được rửa sạch, khử trùng.
- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh tay chân miệng ít nhất 7 ngày.
- Đeo khẩu trang để tránh mắc virus bệnh trong không khí.
Bệnh tay chân miệng hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị dễ dàng nếu chúng ta giữ một môi trường vệ sinh, sạch sẽ. Những kiến thức tổng quan trên sẽ giúp bạn hiểu rõ về căn bệnh truyền nhiễm này để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn