Nguyên tắc dinh dưỡng chăm con ốm cha mẹ không được bỏ qua
Khi trẻ ốm sẽ thường mệt mỏi, chán ăn, quấy khóc. Vì vậy các mẹ thường giảm khẩu phần ăn của bé hoặc nấu cháo để bé ăn cho dễ. Tuy nhiên đây lại là lý do khiến trẻ thiếu chất và bệnh sẽ lâu khỏi.
- Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu bị tiểu đường trong thai kỳ
- Những thực phẩm giúp đẩy lùi bệnh ung thư vú ở phụ nữ
- Điểm mặt những thực phẩm cần tránh khi bị bệnh thủy đậu
Nguyên tắc khi chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ ốm
- Trẻ bị ốm cảm thấy mệt mỏi trong người và không muốn ăn bất cứ thứ gì. Mẹ càng ép bé ăn bé sẽ càng khó chịu và quấy khóc. Mẹ nên hiểu khi bé bị bệnh, hệ tiêu hóa cũng kém dần đi. Thức ăn đưa vào cũng không thể tiêu hóa sẽ gây khó chịu trọng bụng và rối loạn đường tiêu hóa. Nguyên tắc dinh dưỡng chăm con ốm đó là Mẹ không nên ép trẻ ăn nhiều một lúc mà cần chia thành nhiều các bữa nhỏ để cho bé dễ tiêu hóa.
- Mẹ cũng nên chế biến đồ ăn ở dạng mềm và lỏng như: soup, sữa, cháo, nước ép sinh tố để giúp bé ngon miệng và dễ tiêu hóa hơn. Tuy nhiên, mẹ cũng cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng là tinh bột, chất béo, chất đạm và chất xơ để cung cấp đủ chất giúp bé mau hồi phục.
- Mẹ nên chế biến các món cho thật phù hợp với khẩu vị và sở thích của bé.
- Mẹ cần phải bổ sung thêm những thực phẩm giàu vitamin A, chất kẽm và sắt có trong các loại thịt bò, gà, trứng và rau có màu đỏ, xanh…vào bữa ăn để giúp bé tăng sức đề kháng.
- Trong lúc chế biến đồ ăn cần phải đảm bảo độ sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh thực phẩm.
Dinh dưỡng cho trẻ trong một vài trường hợp
- Khi trẻ bị sốt
Cũng giống như người lớn, khi sốt bé sẽ cảm thấy đau mỏi khắp người, chán ăn…Vì vậy, có rất nhiều mẹ thường thắc mắc khi trẻ bị ốm nên ăn gì cho tốt… Trong những lúc này mẹ đừng nên ép con ăn. Thay vào đó, mẹ nên cho bé uống nhiều nước. Vẫn cho bé bú sữa mẹ và nên nấu những món ăn giàu chất dinh dưỡng ở dạng lỏng, lạnh, lạt để giúp trẻ dễ tiêu hóa.
- Khi trẻ bị ho
Những cơn ho sẽ khiến trẻ khó chịu trong cổ họng. Khi trẻ bị ho nhiều, chế độ dinh dưỡng chăm con ốm là mẹ nên cho bé ăn các món ăn nhiều nước để làm long đờm ở cổ họng. Mẹ cần hạn chế nấu các món nhiều mỡ chiên, xào hoặc đồ có chất tanh.
- Khi trẻ bị tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy làm cho cơ thể mất nhiều nước, mẹ nên cho con uống dung dịch bù nước Oresol và uống thêm nước lọc và nước canh. Với trẻ nhỏ đang bú mẹ thì nên tiếp tục cho bú mẹ.
Mẹ cần tránh cho bé ăn đồ tanh, tích cực bổ sung cho bé ăn nhiều rau xanh để cung cấp thêm chất xơ. Việc này rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé, đồng thời hạn ché những bệnh lý nguy hiểm tấn công cho con.
Đừng cho con ăn kiêng, như vậy bé sẽ càng không đủ chất để phục hồi bệnh.
- Khi trẻ bị tay chân miệng
Khi mắc dịch chân tay miệng, bé sẽ bị tổn thương trong miệng với những vết loét rất đau nên khi ăn và nuốt cực khó chịu. Mẹ nên áp dụng nguyên tắc: lỏng – lạnh – lạt. Với nguyên tắc này, thức ăn dễ đi vào miệng mà không hề gây đau đớn. Không nên nấu quá mặn cho bé, nấu đồ ăn nhạt để không gây cảm giác đau và xót cho bé.
Nếu bé bị bệnh nặng, ngoài kết hợp với chế độ dinh dưỡng, cha mẹ cần phải đưa bé đến bác sĩ để điều trị kịp thời.
Hiền Trang – Ytevietnam.edu.vn