Cảnh báo phòng ngừa dịch cúm A/H5N6 lây nhiễm sang người
Tại Hà Nội hiện nay đã xuất hiện dịch cúm gia cầm H5N6, là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể lây sang người, vậy làm thế nào để phòng ngừa cúm A H5N6?
- Biện pháp phòng bệnh cúm hiệu quả trong mùa Đông Xuân
- Những vấn đề mẹ cần lưu ý khi bị cảm cúm trong quá trình đang cho con bú
- Dịch tả lợn châu Phi có lây truyền sang người không?
Cảnh báo phòng ngừa dịch cúm A/H5N6 lây nhiễm sang người
Theo Tin tức Y tế mới nhất được đăng tải trên một số phương tiện thông tin đại chúng, tại Hà Nội hiện nay đã xuất hiện dịch cúm gia cầm H5N6, tuy đã nhanh chóng bị dập nhưng sự nguy hiểm của loại cúm độc cực cao này đang là mối lo ngại.
Mức độ nguy hiểm của cúm gia cầm H5N6
Bác sĩ Trần Anh Tú, giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội cho biết, cúm gia cầm H5N6 là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, bệnh do vi rút cúm type A (H5N6) gây ra, tốc độ lây lan của bệnh rất nhanh chóng làm chết hàng loạt gia cầm ở nhiều loài khác nhau như: gà, vịt, ngan, chim cút… gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho người chăn nuôi. Đặc biệt, loại cúm gia cầm H5N6 có thể lây truyền sang người và gây tử vong.
Cách phòng ngừa dịch cúm gia cầm H5N6 như thế nào?
Để phòng ngừa dịch cúm gia cầm H5N6 lây lan, các cơ quan chức năng lưu ý người dân cần chú ý những điều sau:
- Chỉ chọn mua gà khỏe mạnh ở những cơ sở giống tốt, đảm bảo không có bệnh; không nhốt chung với gà mới mua về với gà đang nuôi, cần nuôi cách ly trong khoảng 10 ngày.
- Thường xuyên vệ sinh, tiêu độc khử trùng chường trại, đảm bảo chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi luôn sạch sẽ và khô ráo, thức ăn nước uống cho gà sạch sẽ; thường xuyên sát trùng chuồng gà và khu vực thả gà.
- Hạn chế người ra vào khu vực chăn nuôi.
- Có biện pháp ngăn ngừa, không cho gà tiếp xúc với thuỷ cầm, bồ câu, chim trời (không nuôi chung gà với các loại gia cầm và gia súc khác).
- Thường xuyên thải loại những gia cầm ốm, yếu ra khỏi đàn.
- Tiêm vắcxin phòng bệnh theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
- Cần báo ngay cho cán bộ thú y khi thấy gà có hiện tượng ốm chết; không bán gà ốm, không ăn thịt gà trong đàn gà bệnh, không vứt xác gà bừa bãi.
- Khi phát hiện ổ dịch cần bao vây ổ dịch, tiêu hủy toàn bộ gia cầm chết, gia cầm mắc bệnh và gia cầm khác trong đàn bằng cách đốt hoặc đào hố chôn sâu với chất sát trùng hoặc vôi bột theo quy định của thú y. Vệ sinh, tiêu độc ổ dịch theo hướng dẫn của cán bộ thú y.
Tiêu hủy ổ dịch cúm gia cầm
Các bác sĩ tư vấn khuyến cáo người dân nên hạn chế tiếp xúc với gia cầm ốm, chết và chất thải từ gia cầm, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, chỉ sử dụng thịt và các sản phẩm từ gia cầm có nguồn gốc rõ ràng và được nấu chín kỹ.
Bên cạnh đó, ngành y tế có nhiệm vụ chú ý giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh trên người, đặc biệt nơi có ổ dịch cúm gia cầm. Với trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính hoặc viêm phổi nặng, có tiền sử tiếp xúc với gia cầm ốm chết thì cần lưu ý lấy mẫu bệnh phẩm gửi Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương.