Những vấn đề mẹ cần lưu ý khi bị cảm cúm trong quá trình đang cho con bú
Người mẹ hoàn toàn có thể nhiễm các loại virut gây triệu chứng cảm cúm trong giai đoạn cho con bú. Vậy khi mẹ bị cúm có nên tiếp tục cho con bú hay không?
- Điểm danh những món cháo giúp trẻ suy dinh dưỡng tăng cân nhanh từng tháng
- Các biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở trẻ em như thế nào?
- Những điểm bà bầu cần lưu ý khi sử dụng nước dừa
Những vấn đề mẹ cần lưu ý khi bị cảm cúm trong quá trình đang cho con bú
Theo lời khuyên của các chuyên gia việc mẹ đang cho con bú bị cúm nên hết sức cân trọng để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Dưới đây là một số lưu ý cần nhớ.
Cảm cúm là gì?
Theo chia sẻ của bác sỹ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur về vấn đề cảm cúm ở bà mẹ đang cho con bú. Cảm cúm là một bệnh truyền nhiễm có khả năng lan truyền rộng rãi và có thể phát triển rộng thành ổ dịch, vụ dịch. Con đường lây truyền của bệnh chủ yếu thông qua đường hô hấp, khi người bệnh tiếp xúc, giao tiếp với mọi người nước bọt có thể bắn ra với kích thước nhỏ li ti mà bằng mắt thường khó có thể quan sát được. Từ đây, mọi người xung quanh có thể bị lây cúm một cách dễ dàng. Đây cũng là lý do khiến dịch cúm dễ lấy lan trong các môi trường như công sở, văn phòng hay các trường học, nơi tụ tập đông người.
Sau khi virut cúm đi vào cơ thể, chúng sẽ bám dính, xâm nhập và phát triển tại đường hô hấp trên mà cụ thể là tại các tế bào biểu bì mô của đường hô hấp. khi cơ thể bị cúm thường kèm theo các biểu hiện như: ho, hắt hơi, sổ mũi, khạc đờm trong, sốt cao, mệt mỏi. với người bình thường cảm cúm có thể tự khỏi sau thời gian 2 tuần. Một số đối tượng nhạy cảm như phụ nữ có thai, trẻ nhỏ hoặc bà mẹ đang cho con bú thì cảm cúm thường kéo dài lâu hơn và có thể có các biến chứng khác như viêm phổi, viêm màng não, viêm não, viêm và hoại tử cơ, viêm cơ tim và có thể dẫn đến tử vong.
Mẹ đang bị cảm cúm có nên cho con bú hay không?
Bác sỹ Ngô Thị Minh Huệ giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng chia sẻ về vấn đề mẹ đang bị cảm cúm thì có nên cho con bú hay không? Trên thực tế chưa có một chứng minh nào chỉ ra rằng khi mẹ bị cảm cúm thì sữa mẹ cũng chứa virut cúm. Hiện tượng virut sinh tồn trong tuyến sữa là rất hiếm nếu như không muốn nói là không có. Hay nói cách khác thì virut cum không lây qua đường sữa mẹ.
Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên các virut cúm rất dễ lây qua đường hô hấp vì vậy khi đang bị cúm mẹ nên cẩn thận để tránh lây cúm cho con bằng cách dùng khẩu trang khi tiếp xúc với con. Đặc biệt, khi cho con bú mẹ thường có các thói quen như vuốt ve con hay có những cử chỉ âu yếm con mình. Trong trường hợp không may mẹ bị cảm cúm thì cần tránh những cử chỉ như vậy để giảm thiểu khả năng truyền bệnh cho con mình. Vì vậy khi đang trong giai đoạn cho con bú người mẹ cần giữ gìn cẩn thận để có thể tránh mắc bệnh cảm cúm.
Sữa mẹ là sản phẩm kỳ diệu mà người mẹ mang đến cho con của mình vì thế ngay cả khi đang bị cảm cúm mệ vẫn nên tiếp tục duy trì cho con mình bú. Nhưng trước khi cho con bú mẹ nên vệ sinh tay chân bằng xà phòng diệt khuẩn, vệ sinh đầu vú bằng nước ấm để tiêu diệt virut. Và cẩn thận hơn đó là mẹ nên đeo thêm khẩu trang trong lúc cho con bú để tránh nước bọt có thể xâm nhập vào cơ thể con của bạn.
Trong trường hợp bị cúm nặng, mẹ có các biểu hiện như hắt hơi liên tục, ho liên tục, khạc đờm liên tục thì nên cách ly với con và tạm ngừng cho con bú khoảng 2 đến 3 ngày. Mẹ nên tự mình cách ly với con bằng cách cho con nằm trong một buồng riêng biệt và nhờ người thân trong gia đình chăm sóc bé. Trong thời gian này mẹ cũng nên đeo khẩu trang để tránh việc virut lây lan sang đồ vật và người thân đang chăm sóc bé.
Nguồn theo Ytevietnam.edu.vn