Chật vật tìm cách thích ứng với phương án đổi mới thi cử năm 2017
Theo đó, dự thảo công bố quy chế tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 với phương thức thi hoàn toàn bằng trắc nghiệm, chỉ có riêng môn Ngữ Văn học sinh mới được viết tự luận. Đây là một thay đổi khá lớn đối với cả hệ thống Giáo dục, công việc phải thích nghi rất nhiều sẽ khiến học sinh và giáo viên khó lòng thích nghi.
- Thông tin mới về kì thi THPT quốc gia: 25 người 1 phòng
- Tiếp tục thi THPT quốc gia và xét tuyển ĐH-CĐ trong năm 2018 và 2019
- Mọi thí sinh sẽ thi đề riêng tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2017
Chật vật với đổi mới thi THPT
Mặc dù những đổi mới của Bộ GD&ĐT có đầy đủ quá trình, cũng như có lộ trình rõ ràng, song điều này cũng khiến toàn bộ giáo viên và học sinh cần đối mặt trước nhiều thách thức, cũng như khó khăn trong việc giảng dạy và học tập để chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng nhất năm 2017.
Theo đó, trong dự thảo quy chế kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 của Bộ GD&ĐT yêu cầu tất cả cá môn phải thi trắc nghiệm, ngoại trừ môn ngữ văn. Chính điều này đã khiến cho việc chuyển đổi cách giáo dục sang hình thức trắc nghiệm khá vất vả. Có thể thấy, học sinh và giáo viên cần phải thay đổi lại mọi cách từ học tập, ra đề tới hệ thống hóa kiến thức sao cho phù hợp nhất với cách thi mới bằng hình thức trắc nghiệm. Giáo viên có một khối công việc rất lớn, học sinh ngoài việc tiếp thu kiến thức cũng phải học cách làm bài mới.
Việc thi trắc nghiệm với những môn Lý, Hóa, Ngoại ngữ không khó, tuy nhiên khi chuyển môn Toán sang thi trắc nghiệm, giáo viên cần phải hướng học sinh tới việc giải toán trắc nghiệm, vận dụng cách dùng máy tính để giải Toán. Đối với những môn thi như Lịch sử, Địa lý, học sinh cũng cần phải đổi mới cách học, ghi nhớ kỹ những dấu mốc quan trọng trong môn Lịch sử. Các môn học này được nhà trường chia theo dưới dạng hình thức như sau:
- Chia làm các chủ đề lớn
- Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm theo từng chủ đề
- Bao quát hết lượng kiến thức trong sách giáo khoa
- Phân theo cấp độ khó của kiến thức: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.
Đối với một số môn như Giáo dục công dân, vì hình thức thi mới, nên học sinh cần phải đọc và hiểu biết rộng hơn, bởi có những kiến thức không nằm trong chương trình học mà yêu cầu học sinh phải tự nắm và tiếp nhận thông tin từ bên ngoài. Tuy nó vẫn nằm trong nội dung những kiến thức đó không phải là kiến thức chính, nếu không đọc và tìm hiểu thêm sẽ không thể biết.
Khó khăn nhất vẫn là giáo viên
Cho dù với bất cứ một hình thức thi nào yêu cầu học sinh vẫn phải nắm vững được kiến thức, nếu không nắm vững được kiến thức sẽ không thể làm bài và đạt kết quả tốt. Bên cạnh đó đội ngũ giáo viên cần xây dựng cho các em các kỹ năng làm bài trắc nghiệm. Tuy nhiên với giáo viên, học không chỉ phải dậy cho học sinh kiến thức mà còn phải mày mò, thiết kế bài tập trắc nghiệm theo như quyết định của Bộ. Từ đầu năm tới nay, việc kiểm tra 1 tiết trên lớp cũng đã được thiết kế bài thi theo hình thức trắc nghiệm đối với hầu hết các môn học, để học sinh làm quen.
Có thể thấy, dù Bộ Giáo dục đã ra những định hướng rõ ràng nhất, tuy nhiên điều các giáo viên cần là sự hướng dẫn chi tiết, mang tính kỹ thuật để họ có thể hoàn thành công việc, hướng dẫn cho học sinh của mình những cách làm bài thi tốt nhất. Từ đó, định hướng các giảng dạy và truyền đạt lại kiến thức cho sinh viên tốt hơn, việc ra đề của giáo viên cũng bám sát với chương trình cách thức của Bộ GD&ĐT đưa ra.
Nhìn vào hiện trạng của kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội, để ra được tổ hợp câu hỏi, đề thi trắc nghiệm, họ đã phải nhờ tới sự hỗ trợ từ rất nhiều các chuyên gia đặc biệt đã phải mất tới 3 năm mới đưa ra được bộ câu hỏi trắc nghiệm như vậy. Chính vì thế, các giáo viên sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn bởi họ không phải là các chuyên gia khảo thí, sẽ dẫn đến lúng túng và khó có thể thích ứng với cách ra đề mới.
Hoàng Dung – Ytevietnam.edu.vn