Chữa viêm xoang bằng cây giao trong dân gian
Viêm xoang là bệnh lý gây ra bởi hiện tượng viêm các hốc xoang cạnh mũi do nhiễm trùng. Chữa viêm xoang bằng cây giao là bài thuốc dân gian làm giảm đáng kể các triệu chứng của bệnh.
- Tìm hiểu về cây cà gai leo chữa bệnh gan
- Củ gấu biển từ cây cỏ dại thành vị thuốc chữa bệnh phụ nữ
- Rau cải bẹ và những tác dụng đối với sức khỏe
Tìm hiểu đôi nét về cây giao
Cây giao được còn có nhiều tên gọi khác như cây xương cá, cây nọc rắn, cây càng tôm, càng cua, cây xương khô, thập nhị, cây quỳnh cành giao… Cây giao có tên khoa học là là Euphorbia Tiricabira L., thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae. Cây giao mọc hoang thành từng bụi cây ở nhiều nơi, mọc trong vừa nhà, rất dễ trồng. Cây giao có thân nhánh tròn, màu xanh lục và bên trong có mủ nhựa không ý bẻ cành nhằm tránh mủ rơi vào mắt.
Cây giao tính mát, vị cay. Trong y học cổ truyền, cây giao được dùng để sát trùng, thúc sữa, khử phong, tiêu viêm, giải độc, chữa mụn cóc…
Chữa viêm xoang bằng cây giao đúng cách
Chuẩn bị dược liệu:
- 15 đến 20 đốt cây giao
- Một ấm đun nước nhỏ. Chú ý dành riêng 1 ấm hoặc xoong để đun nước cây giao để tránh độc từ cây giao dính vào nước uống.
- Một tờ giấy lớn dài khoảng 50 cm tùy loại có thể sử dụng như giấy vở, giấy lịch lớn hoặc giấy A4 (chú ý KHÔNG để ống giấy quá dài hoặc quá ngắn)
Cách thực hiện:
- Quấn tờ giấy đã chuẩn bị thật chặt, sao cho một đầu ống vừa hoặc lớn hơn miệng vòi ấm, đầu còn lại nhỏ hơn sao cho vừa mũi để hít.
- Tùy theo số lượng đốt cây giao đã chuẩn bị để ước lượng lượng nước, đổ nước vào ấm.
- Thái nhỏ đốt cây giao và cho vào ấm (cắt cây ngay trên miệng ấm để khi nhựa cây chảy ra có thể nhỏ trực tiếp vào trong ấm, chiều dài cần thái khoảng nửa đốt ngón tay)
- Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết để chữa viêm xoang bằng cây giao
- Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết để chữa viêm xoang bằng cây giao (Ảnh sưu tầm)
- Đun lửa thật lớn để nước có thể sôi thật nhanh và sôi bùng lên. Khi thấy phần hơi đã bốc ra nhiều thì vặn nhỏ lửa để hơi có thể bốc ra từ từ.
- Cho ống giấy đã quấn sẵn vào miệng vòi ấm (đầu lớn). Dùng mũi hít đầu còn lại của ống (đầu nhỏ). Xông từ 20 đến 50 phút.
- Nếu không thể chịu nóng thì có thể tắt bếp, đến khi khói bốc ít dần thì bật bếp lại.
Theo Y học cổ truyền Sài Gòn cho biết, nếu ý kiên trì chữa viêm xoang bằng cây giao 2 lần/ngày (sáng, tối), sử dụng từ 3 đến 5 ngày sẽ đạt được kết quả. Tuy nhiên cần phải xông đều cho đến khi bệnh tình khỏi hẳn.
Những lưu ý khi chữa viêm xoang bằng cây giao
Không thể phủ nhận tác dụng chữa bệnh viêm xoang cũng như dược tính có lợi đối với sức khỏe trong công tác trị bệnh, tuy nhiên vẫn có những lưu ý mà người bệnh cần tránh nhằm đảm bảo hiệu quả cũng như an toàn sức khỏe như sau:
- Trong cây giao chứa một lượng độc tố rất lớn, vì vậy tuyệt đối không cho nhựa giao dính vào mắt vì có thể gây mù lòa.
- Tuyệt đối không được dùng ấm/xoong đã nấu cây giao để đun nước uống.
- Không dùng bài thuốc này cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
- Nên xông ngay khi vừa bốc hơi để tận dụng hơi nóng lúc chất nhựa còn đậm đặc.
- Không xông trực tiếp với vòi ấm mà phải hơi nghiêng sang một bên để tránh hơi nóng xông thẳng vào mặt.
- Lưu ý hít sâu vào hốc mũi.
Dựa trên một số tài liệu dược học cổ truyền cũng như kinh nghiệm trong công tác điều trị, thầy thuốc Hữu Định cho biết thêm: Có những người bệnh sẽ cảm thấy sổ mũi nhiều kéo dài từ 2 đến 3 ngày khi sử dụng phương pháp này. Tuy nhiên nếu tiếp tục xông hơi cho những ngày khác nhau sẽ dịu dần và thuyên giảm bệnh. Một số bệnh nhân khác sẽ cảm thấy đỡ đau ở vùng cổ và vai nhưng dồn lên đau nhiều ở đầu. Tuy nhiên cũng sẽ dịu dần cơn đau khi xông tiếp cho tới khi khỏi bệnh.
Để an toàn cũng như hiệu quả trong công tác điều trị, người bệnh nên đến các cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám uy tín để có thể chẩn đoán bệnh chính xác cũng như tiến hành phác đồ điều trị phù hợp với từng thế trạng, tình hình sức khỏe của mỗi người bệnh.
Nguồn: ytevietnam.edu.vn