Chuyến xe cuối cùng của những người bị bệnh viện trả về
Những chuyến xe cuối cùng của những người bị bệnh viện trả về, đó có thể là câu chuyện của người sắp hấp hối, hay cũng là câu chuyện của những người đã qua đời tại bệnh viện. Những chuyến xe cuối đời này có mang cảm giác tang thương nhưng nó cũng có thể mang tấm lòng của những người làm nghề Y Việt Nam.
- Những bác sĩ đưa nền Y học Việt Nam lên tầm cao mới
- Vì sao bác sĩ tâm thần phải hóa thân thành người bệnh
- Đừng học ngành Y nếu không đủ can đảm
Chuyến xe thấm đẫm tình người của Bệnh viện Chợ Rẫy
Ở bệnh viện Chợ Rẫy, một bệnh viện tuyến cuối lớn nhất phía Nam, tại đây Bệnh viện có phòng Công tác xã hội, căn phòng này không chỉ thực hiện tổ chức các công việc khám chữa bệnh miễn phí tại các vùng miền mà còn là nơi hỗ trợ cho nhiều người bệnh đến đây thăm khám. Những chuyến xe miễn phí thấm đẫm tình người dành cho bệnh nhân không qua khỏi, khơi dậy cho người ta một cái nhìn, một nỗi nghẹn ngào khó nói, nhất là với những bệnh nhân nghèo.
Nếu như không có tiền đưa thân nhân về quê an táng, mọi người hãy đừng yên lặng mà hãy đến với chúng tôi – là khẩu hiệu mà những người làm Công tác xã hội tại Bệnh viện Chợ Rẫy đưa ra.
Tại phòng Công tác xã hội của Bệnh viện Chợ Rẫy đã có những giọt nước mắt đau thương, nhưng cũng thanh thản hơn khi người thân của mình được đưa về bằng những chuyến xe nghĩa tình.
Th.S Lê Minh Hiển – Trưởng phòng Công tác xã hội của Bệnh viện Chợ Rẫy nói: nhiều gia đình bệnh nhân đến cả tiền chữa bệnh cho người thân còn không có thì họ lấy đâu tiền để thuê xe chuyên dụng chở xe về.
Những con người cả đời cơ cực, tủi nhục vì cái nghèo, chết đi trong sự thiếu thốn. Với ý nghĩ “nghĩa tử là nghĩa tận”, Bệnh viện Chợ Rẫy muốn cho những bệnh nhân này nằm xuống còn được đầy đủ một lần cuối đời.
Những chuyến xe chở tử thi hoặc người hấp hối tại bệnh viện, tùy vào địa chỉ gần hay xa mà giá cả tăng lên. Với những người bệnh nghèo, sự hỗ trợ này đã mang lại những điều trân trọng hơn cho người thân của họ.
Nỗi ám ảnh mang tên chở thi thể bằng xe máy
Hình ảnh người chồng bó chiếu vợ rồi vắt ngang trên xe máy chở trên đoạn đường 60 km ở tỉnh Sơn La khiến cho người đọc, người biết tin thấy nghẹn ngào và đâu đó là sự tủi nhục cho người đã khuất.
Người ta thương cho thân phận của người phụ nữ này khi mất đi cũng không được chu toàn đầy đủ, nhưng người ta cũng thương cho cái nghèo, cái bần cùng để khiến người đàn ông đó quyết định làm như thế. Nhưng với những bệnh nhân nghèo, thì họ có thể làm gì hơn thế cho người thân của mình.
Nhưng nó cũng đặt ra cho xã hội, cho những người chứng kiến hình ảnh này về một nỗi day dứt, hay con người ta đã quá bạc với nhau.
Cùng là những trường hợp bị bệnh viện trả về, nhưng một bên là sự cố gắng để chu toàn cho những người đã mất, còn một bên không biết làm thế nào để chu toàn điều này. Cùng là chuyến đi cuối cùng của người đã mất nhưng sao nó lại mang đến cho người ta nghẹn ngào đến vậy. Nếu có nhiều hơn những nơi chu toàn cho người đã khuất như Bệnh viện Chợ Rẫy thì sẽ không có những nỗi tủi nhục như người bệnh tại Sơn La.
Đào Trịnh – ytevietnam.edu.vn.