Vì sao bác sĩ tâm thần phải hóa thân thành người bệnh?
Bác sĩ tâm thần nhiều khi bị bệnh nhân chửi bới đánh đập, tuy nhiên để thực hiện được công việc của mình và sự tận tâm với nghề, thì đó là những việc mà các Bác sĩ tâm thần phải chấp nhận khi làm việc.
- Đừng học ngành y nếu bạn không đủ dũng cảm
- Bác sĩ đầu tiên tại Việt Nam dám từ chức
- Chuyện lần đầu giải phẫu tử thi của sinh viên ngành Y
Hóa thân thành bệnh nhân để hiểu họ muốn gì?
Nghề thầy thuốc là nghề đòi hỏi sự can đảm, nhưng đôi khi đó là một sự hy sinh, sự tận tâm và y đức với nghề. Với các Bác sĩ đang điều trị hay khám bệnh tâm thần cho các bệnh nhân đều là như vậy. Đôi khi đó lại là cái duyên và thương cảm với người.
Nhiều trường hợp bệnh nhân tâm thần đến khám với những cách nói chuyện khác nhau, các Bác sĩ phải hóa thân mình thành bệnh nhân tâm thần để cảm thông và thấu hiểu họ muốn nói gì. Đôi khi các Bác sĩ còn phải học cả cách nói và giọng điệu của người bệnh để họ yên tâm chia sẻ vời. Đây là tâm sự của một Bác sĩ đã gắn bó rất lâu với ngành này.
Với những Bác sĩ bình thường, có thể dùng thuốc để điều trị khỏi bệnh, nhưng với những bệnh nhân tâm thần thì đó là sự cảm thông và sẻ chia.
Đôi khi, do tiếp xúc nhiều với bệnh nhân tâm thần, các Bác sĩ còn bị “phơi nhiễm” đôi khi ở bệnh viện nói to với bệnh nhân, về nhà cũng nói thế với con cái hoặc nghe bệnh nhân nói chuyện dài dòng lâu rồi cũng bị như thế.
Có nhiều khi tiếp xúc với bệnh nhân tâm thần nhiều quá, rồi bạn bè mình cũng ngại tiếp xúc, đó cũng là những ảnh hưởng nghề nghiệp mà không phải Bác sĩ ngành nào cũng gặp phải.
Bác sĩ Tâm thần bị đánh là chuyện thường tình
Chuyện bị đánh của các Bác sĩ tâm thần là chuyện thường ngày, bởi đôi khi đi khám bệnh cho bệnh nhân hoặc cho bệnh nhân uống thuốc, cũng bị đánh. Bởi bệnh nhân tâm thần chả ai nhận mình bị vậy, lúc tỉnh thì không sao nhưng những lúc bị bệnh thì có thể làm những chuyện không ngờ tới như thế. Nhưng các bác sĩ điều trị bệnh nhân tâm thần vẫn kiên trì với nghề này.
Thậm chí có nhiều điều dưỡng khi tiêm thuốc cho bệnh nhân còn bị bệnh nhân lấy khóa đập cho chảy máu đầu chỉ đơn giản “vì chích thuốc tôi”.
Các Bác sĩ chuyên khoa tâm thần tâm sự “ở Bệnh viện Tâm thần những lần chầy xước, hay bầm tím chỉ là tai nạn nhỏ”. Nhiều khi đang đi trong bệnh viện thì có người bay ra tặng cho một cái tát tai. Học né có lẽ là điều nhiều Bác sĩ tâm thần học được khi làm việc cùng những bệnh nhân này.
Tuy nhiên, đó chỉ là những việc làm khi bệnh nhân “lên cơn”, khi trở lại với tình trạng bình thường thì nhiều khi chỉ bằng một câu nói: Cô ơi, hôm bữa con lên cơn, con lỡ cắn cô, cô đùng giận con nhé”, cũng giúp nhiều Y Bác sĩ tại đây tận tâm hơn với nghề nghiệp của mình.
Mỗi nghề sẽ có những câu chuyện nghề, câu chuyện đời khác nhau, với các Bác sĩ tâm thần thì đó vừa là những câu chuyện vừa vui vừa buồn, nhưng đó lại là sự hy sinh cao cả của những con người mang trong mình tâm đức cứu người.
Đào Trịnh – ytevietnam.edu.vn