Con đường lây truyền virus Zika không phải ai cũng biết

Bệnh do virus Zika gây ra rất khó nhận biết, ước tính có khoảng 80% số người nhiễm loại virus này không có biểu hiện của các triệu chứng như: nhức đầu, phát ban, đau khớp, viêm kết mạc và sốt nhẹ. Đặc biệt, virus Zika có thể gây ra hội chứng não nhỏ đối với thai nhi trong bụng người mẹ bị nhiễm virus này.

Virus Zika chủ yếu lây lan qua muỗi.
Virus Zika chủ yếu lây lan qua muỗi.

Các nhà khoa học đã khẳng định, virus Zika lây lan chủ yếu qua 3 con đường: đường muỗi đốt, truyền máu và quan hệ tình dục.

Virus Zika lây truyền chủ yếu qua đường muỗi đốt

Bất kỳ ai cũng dễ dàng bị nhiễm bệnh khi bị muỗi mang virus Zika đốt, nguy hiểm nhất là với phụ nữ có thai.

Khi muỗi hút máu động vật hay người bị nhiễm virus Zika, virus sẽ nhân lên trong cơ thể muỗi và ủ bệnh sau khoảng 10 ngày thì có thể gây truyền virus cho động vật và người khác.

Muỗi Aedes được xác định là loài mang virus Zika, nó có thể hút máu được 4 đến 5 người trong một bữa ăn, nên mức độ lây lan rất nguy hiểm.

Ngoài ra, một cá thể muỗi nhiễm virus Zika cũng có thể truyền cho các thế hệ muỗi con, muỗi cháu.

Các bằng chứng còn cho thấy, ARN của virus Zika cũng đã được phát hiện trong nước tiểu, máu, tinh dịch, nước ối, dịch não tủy và sữa của các bệnh nhân nhiễm virus Zika.

Virus Zika có thể lây qua đường tình dục

Thông tin này đã được xác nhận chính thức tại các cơ sở y tế trên thế giới. Trong đó, một người ở Texas (Mỹ) đã bị nhễm virus sau khi quan hệ với một người bệnh từ Venezuela trở về.

Theo CDC – Trung tâm kiểm soát & phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, virus Zika có thể tồn tại trong tinh dịch của nam giới 10 tuần sau khi bệnh khởi phát.

Ngoài ra, một số người nhiễm bệnh nhưng lại không có biểu hiện rõ ràng nên sẽ dễ dàng truyền virus cho các đối tác tình dục.

Virus Zika có thể lây qua đường truyền máu

Virus Zika có thể lây qua đường truyền máu.

Virus Zika có thể lây qua đường truyền qua đường máu và hiến máu, tuy không quá phổ biến nhưng đã có 2 trường hợp được xác nhận tại Brazil. Do đó, các nhà khoa học khuyến cáo việc truyền máu và hiến máu cần được đảm bảo và phải làm xét nghiệm virus cẩn thận để đảm bảo an toàn.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng phát hiện virus Zika còn được tìm thấy trong nước bọt, sữa mẹ và nước tiểu. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, vẫn chưa có trường hợp nào nhiễm virus qua các con đường này.

An Bình – Ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version