Những điều cần biết về virus Zika gây hội chứng đầu nhỏ ở trẻ
Tính tới thời điểm này, nước ta đã ghi nhận 30 trường hợp nhiễm bệnh, đặc biệt hơn nguy cơ xâm nhập virus Zika là ngày càng có xu thế hướng tăng, do Việt Nam lưu hành loại muỗi Aedes có khả năng truyền bệnh sốt xuất huyết, đồng thời sự giao lưu du lịch, thương mại, lao động giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.
- Cách phòng tránh nhiễm virus Zika hiệu quả.
- Thai phụ cần làm gì để phòng tránh nhiễm Virus Zika?
- Cảnh báo Virus Zika gây dị tật đầu nhỏ ở trẻ em.
Những điều cần biết về virus Zika.
Do đó, để phòng tránh bệnh ngay từ bây giờ, mỗi người nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về căn bệnh nguy hiểm này.
Virus Zika là gì?
Zika là một loại virus thuộc chi Flavivirus, nằm trong gia đình cùng với chủng gây ra bệnh sốt xuất huyết và sốt vàng da. Loại virus này, lần đầu tiên được tìm thấy vào năm 1947 ở khu rừng Zika thuộc Uganda và được đặt theo tên đó.
Con đường lây truyền virus Zika không phải ai cũng biết
- Virus Zika lây truyền chủ yếu từ muỗi sang người: Khi muỗi hút máu động vật hay người bị nhiễm virus Zika, virus sẽ nhân lên trong cơ thể muỗi, ủ bệnh sau 10 ngày có thể gây truyền virus cho động vật hoặc người khác.
- Virus Zika có thể lây qua đường tình dục, hôn, truyền máu: Nhiều báo cáo nêu rõ, cũng có thể việc tuyền máu, quan hệ tình dục hay hôn người nhiễm virus Zika cũng có thể bị lây nhiễm.
- Virus Zika lây truyền từ mẹ sang con: Khi người mẹ bị nhiễm virus Zika ở thời gian gần sinh thì cũng có thể truyền virus đó cho con, nhưng hiếm gặp.
- Ngoài ra, virus Zika có thể truyền từ mẹ vào bào thai trong thai kỳ. Loại truyền nhiễm này vẫn đang được điều tra.
Muỗi Aedes là tác nhân chính lây truyền virus Zika từ người sang người.
Dấu hiệu nhận biết nhiễm virus Zika bạn không nên bỏ qua
- Sốt nhẹ 37,8 đến 38,5 độ C, cơ thể mệt mỏi, đau các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân, mọc ban rát sẩn trên da.
- Đau cơ, đau hố mắt, viêm xung huyết kết mạc, nhức đầu, và cơ thể suy nhược.
- Một số ít trường hợp có thể có triệu chứng buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, ngứa hoặc loét niêm mạc Các triệu chứng thường nhẹ và kéo dài từ 2 đến 7 ngày.
Do các triệu chứng nhiễm virus zika không đặc hiệu nên việc chẩn đoán phân biệt nhiễm virus Zika rất rộng bao gồm: leptospira, dengue, rubella, sốt rét, sởi cũng như nhiễm các virus khác.
Ngoài ra, việc chẩn đoán còn dựa vào biểu hiện lâm sàng cũng như yếu tố dịch tễ gợi ý.
Phương pháp điều trị khi bị nhiễm virus Zika
Hiện nay, chưa có vắc-xin và phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh do virus Zika gây ra. Các phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng như:
- Nghỉ ngơi.
- Dùng các thuốc giảm đau, hạ sốt như paracetamol.
- Bù dịch chống mất nước.
- Không dùng NSAIDs (ibuprofen) và aspirin cho đến khi loại trừ được sốt xuất huyết Dengue.
Đối với phụ nữ có thai cần đến chuyên khoa sản để hội chẩn và theo dõi bất thường về thai nhi.
Trong trường hợp bị nhiễm virus Zika cần tránh bị muỗi đốt trong khoảng 1 tuần đầu nhằm tránh lây lan cho cộng đồng.
Phòng bệnh virus Zika thế nào cho đúng?
Hiện nay, chưa có vắc-xin phòng bệnh do nhiễm virus Zika, nên biện pháp phòng bệnh chủ yếu là các biện pháp không đặc hiệu.
- Đối với người nhập cảnh về từ các nước có lưu hành virus Zika, chủ động tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày; nếu có biểu hiện sốt thì đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và tư vấn điều trị.
- Đậy kín các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Hàng tuần nên dùng các biện pháp diệt loăng quăng, bọ gậy như: thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thay nước bình hoa; lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ; bỏ dầu hoặc muối vào bát nước kê chân chạn.
- Loại bỏ các vật liệu phế thải hay các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như: lọ, chai, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, bẹ lá, hốc tre.
- Ngủ màn và mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
An Bình – ytevietnam.edu.vn