Công dụng chữa bệnh thần kỳ của cây cỏ sữa lá nhỏ trong YHCT
Cây cỏ sữa có vị ngọt đắng nhạt, hơi chua, tính lạnh là cây thuốc nam thiết yếu là loại thuốc kháng sinh có công dụng trị một số bệnh thông thường như bệnh đường ruột và bệnh ngoài da, lợi sữa.
- Bài thuốc Nam điều trị hiệu quả cảm sốt từ cây cúc tần
- Bài thuốc trị mất ngủ hiệu quả bằng thảo dược
- Một số bài thuốc nam điều trị chứng xơ gan cổ trướng
Công dụng chữa bệnh thần kỳ của cây cỏ sữa lá nhỏ trong YHCT
Cây cỏ sữa thuộc Ngành Ngọc lan (hạt kín), Lớp Ngọc Lan, Phân lớp Sổ (Dilleniidae), Bộ Gai (Urticales), Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae Juss,1789, Chi Cỏ sữa (Euphorbia).
Có 2 loại Cỏ sữa lá to (E.hirta L.) và Cỏ sữa lá nhỏ (E.thymifolia). Trong phạm trù bài viết giới thiệu cây cỏ sữa lá nhỏ.
Đặc điểm của cây cỏ sữa
Cỏ sữa lá nhỏ (E.thymifolia) là cây cỏ thân thảo sống nhiều năm, mọc bò trên mặt đất, thân đỏ tím phủ lông có nhựa mủ trắng, thân cây màu tím nhạt mọc lan tỏa rộng trên mặt đất, lá nhỏ bé mọc đối, hình bầu dục hay thuôn, tù đầu, hình tim không đều hay tù ở gốc, có răng ở mép, có lông ở mặt dưới dài khoảng 6mm rộng 4mm. Cụm hoa dạng xim co ít hoa ở nách lá. Quả nang, đường kính 1,5mm, có lông. Hạt nhẵn, có 4 góc lồi, dài 0,7mm, hoa vào mùa hè.
Cây cỏ sữa hợp vùng nhiệt đới, cây mọc hoang khắp các nơi ở các vùng từ miền núi đến đồng bằng Việt Nam. Cây cỏ sữa hiện nay được các nhà khoa học Y dược rất quan tâm đến việc khai thác các tinh chất trong cây, cỏ sữa được coi là cây thuốc thiết yếu trong đời sống hàng ngày của nhân dân Việt Nam. Do vậy cỏ sữa được nhân dân trồng và thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa hè, mùa thu. Trong Dược học cổ truyền, toàn bộ các bộ phận của cây đều dùng làm thuốc chữa bệnh, dùng tươi hoặc khô sắc uống khi dùng cần rửa sạch. Cách dùng cỏ sữa cũng rất đơn giản, chỉ cần một nắm cỏ sữa khô hoặc tươi, rửa sạch, để ráo, rồi đun sắc uống, giã nhỏ đắp…
Trong cỏ sữa có các thành phần hoá học như sau: có một loại tinh dầu gồm cymol, carvacrol, limonen-sesquiterpen và acid salicylic và flavonoid cosmosiin (5,7,4-trihydroxyflavon-7-glucosid), taraxerol, tirucallol và myrixyl alcohol.
Tác dụng của cây cỏ sữa lá nhỏ
Công dụng chữa bệnh của cây cỏ sữa
Trong Y học cổ truyền, toàn bộ các bộ phận của cây đều dùng làm thuốc chữa bệnh, dùng tươi hoặc sắc uống. Cỏ sữa có vị ngọt đắng nhạt, hơi chua, tính lạnh là cây thuốc nam thiết yếu là loại thuốc kháng sinh trị một số bệnh thông thường như bệnh đường ruột và bệnh ngoài da, lợi sữa.
Cây cỏ sữa có tác dụng kháng khuẩn tụ cầu vàng, rối loạn đường tiêu hóa trị chứng tiêu chảy, kiết lỵ, đại tiện ra máu tươi trị bệnh giun sán, kích thích và nhuận tràng. Cỏ sữa có tác dụng thông huyết, tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu, kháng khuẩn, thông sữa, tăng lượng sữa cho các bà mẹ mới sinh. Dùng lá cây cỏ sữa để cầm máu, hạ sốt và làm mát cơ thể. Ngoài ra còn có tác dụng tốt đối với các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp như ho, cảm lạnh, sổ mũi, viêm phổi và hen suyễn nhờ tác dụng làm giãn phế quản và các mạch máu ngoại vi.
Bác sĩ YHCT Minh Huệ, giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, Cỏ sữa còn tác dụng tiêu viêm chữa mẩn ngứa, chữa bỏng, dùng cỏ sữa đun lấy nước rửa mặt giúp da nhẵn mịn đẹp da.
Cây cỏ sữa là cây cỏ hoang dại có ở khắp nơi trên mặt đất là cây thuốc Nam thiết yếu rất cần cho mọi người dân Việt Nam song chú ý dùng với liều lượng vừa phải, tránh dùng nhiều sẽ không tốt đặc biệt là trẻ em khi dùng cần thận trọng khoảng chừng (ví dụ khi bị kiết lỵ dùng Cỏ sữa 100g. Rửa sạch, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày).
Lương Tâm – Ytevietnam.edu.vn