Cúng ông Công ông Táo giờ nào tốt cho gia chủ?
23 tháng Chạp hàng năm, nhà nhà tổ chức lễ cúng cho “ông Táo về trời”. Thông thường buổi trưa ngày 23 sẽ là thời điểm được chọn làm lễ. Tuy nhiên vẫn còn nhiều thời điểm cúng ông Công ông Táo khác có thể mang lại may mắn cho gia chủ mà bạn có thể tham khảo
- Điểm tên những sai lầm khi giải rượu ngày Tết nhiều người mắc phải
- Đề phòng những dịch bệnh bùng phát trong dịp Tết 2017
- Đêm giao thừa năm Đinh Dậu có nên cúng gà không?
Ý nghĩa lễ cúng ông Công ông Táo
Các tin tức mới nhất đang rộn ràng về việc chuẩn bị cho ngày Tết ông Công ông Táo. Theo truyền thống dân gian của người Việt, cứ 23 tháng Chạp hàng năm là ngày ông Công, ông Táo – những vị thần cai quản đất đai và việc bếp núc trong gia đình về trời để báo cáo tình hình của mỗi gia đình trong một năm qua với Thiên Đình.
Trong tâm thức người Việt bao đời, ông Công ông Táo là những vị thần định đoạt phúc họa, may rủi cho gia chủ, ngăn cản ma quỷ vào thổ cư, giữ gìn sự bình yên cho mỗi gia đình thông qua căn bếp. Do đó lễ cúng ông Công ông Táo có một ý nghĩa đặc biệt được nhiều gia đình tổ chức như một trong những ngày lễ lớn trong năm, đồng thời ngày Tết ông Công ông Táo cũng là thời điểm đánh dấu Tết âm lịch đã bắt đầu.
Cúng ông Công ông Táo vào giờ nào?
Theo quan niệm dân gian, lễ cúng ông Công ông Táo được thực hiện vào buổi sáng đến trước giờ Ngọ (12h trưa) ngày 23 tháng Chạp. Đây là thời điểm thích hợp nhất để Táo quân về chầu, các bác sĩ tâm lý cũng nhận định đây là lúc đầu óc con người thanh lịch và minh mẫn nhất, nhờ vậy có thể lo mâm cúng lễ chu toàn.
Thực tế do điều kiện công việc, nếu không thể sắp xếp được thời gian, các gia đình có thể tổ chức trước 1 – 2 ngày chứ không nhất thiết là ngày 23, tuy nhiên cúng lễ trước buổi trưa là điều mà gia chủ cần lưu tâm.
Khi cúng khấn ông Công ông Táo, các gia đình chỉ nên xin Táo quan bẩm báo điều tốt, che chở cho điều không hay. Không nên cầu xin phú quý, tài lộc sẽ khiến ngày “phật ý”. Sau khi hoàn tất việc cúng lễ, gia chủ sắp xếp lau chùi lại bàn thờ, dọn vệ sinh nhà cửa, chuẩn bị mọi thứ cho ngày Tết âm lịch.
Cúng ông Công ông Táo cần những lễ vật gì?
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo thể hiện lòng thành kính của gia chủ, do đó các gia đình thường rất chú trọng về lễ vật và ngày càng đa dạng trong cách thể hiện.
Tùy thuộc vào hoàn cảnh mỗi gia đình có các đồ sắm lễ khác nhau. Tuy nhiên có những lễ vật cúng Táo quân không thể thiếu bao gồm:
- 2 mũ ông Công dành cho Táo ông (có 2 cánh chuồn) và 1 mũ dành cho Táo bà (không có cánh chuồn).
- Một đôi hia và một áo giấy.
- Ba con cá chép sống làm phương tiện để các Táo về chầu trời. Thông thường cá chép sẽ được thả trong chậu nước với ngụ ý “Cá hóa long”. Sau khi hoàn tất lễ cúng, cá sẽ được phóng sinh.
- Mâm cỗ chay hoặc cỗ mặn tùy thuộc vào điều kiện của gia chủ.
- Theo các chuyên gia phong thủy, màu sắc của mũ áo và hia của Táo Quân thay đổi theo ngũ hành, năm 2017 hành hỏa do đó nên chọn mũ áo có màu đỏ.
- Mâm cỗ mặn cúng ông Công ông Táo bao gồm: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 1 đĩa thịt vai luộc, 1 bát canh mọc, 1 đĩa xào thập cẩm, 1 con cá chép rán, 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa chè kho, 1 đĩa giò, 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, 1 quả bưởi, 1 quả cau và lá trầu, 1 lọ hoa đào nhỏ, 1 lọ hoa cúc. 1 tập giấy tiền, vàng mã. Ngoài ra có thể bổ sung các món như gà luộc, bánh chưng, xôi vò, nem rán…
- Trong quá trình làm vật phẩm cúng Táo Quân, các gia đình nên chọn những loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết Nguyên đán.
Trên đây là những gợi ý để các gia đình, đặc biệt gia đình trẻ biết cách thực hiện việc cúng ông Công ông Táo một cách chỉn chu nhất, thể hiện lòng thành kính trong một năm đã qua cũng như hi vọng về một năm mới bình an, may mắn.
Hoàng – Ytevietnam.edu.vn