Dấu hiệu nhận biết và biện pháp phòng bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ
Viêm tai giữa là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, hay gặp hơn ở trẻ nhỏ, đặc trưng bởi tình trạng viêm cấp tính ở lớp niêm mạc lót trong tai giữa, thường xuất phát sau viêm mũi họng.
- Bác sĩ chuyên khoa chia sẻ biện pháp phòng và điều trị viêm não Nhật Bản
- Bác sĩ chỉ ra 4 nguyên nhân gây đau lưng mạn tính
- Nguyên nhân khiến trẻ mắc Đái tháo đường mà cha mẹ không ngờ tới
Dấu hiệu nhận biết và biện pháp phòng bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ
Yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm tai giữa
Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, viêm tai giữa thường do vi khuẩn từ vòm họng theo vòi nhĩ lên tai giữa gây nên, do cơ chế bảo vệ của lớp niêm mạc vòi nhĩ không còn hoạt động hiệu quả hoặc lỗ vòi nhĩ bị tắc nghẽn do các khối choán chỗ tại vùng vòm họng (VA trẻ em).
Theo nhận định của các Dược sĩ Đại học, trong sữa mẹ có kháng thể giúp bé đề kháng tốt với bệnh tật nên những trẻ đang còn trong giai đoạn bú mẹ sẽ ít bị viêm tai giữa hơn so với những trẻ khác. Các yếu tố làm trẻ dễ bị mắc viêm tai giữa tái phát là: bị VTG cấp trong 6 tháng đầu đời, trẻ sứt môi, hở hàm ếch kể cả đã được vá chỉnh, không được bú mẹ, cha mẹ hoặc anh chị có tiền sử viêm tai.
Nguyên nhân khiến trẻ em có nguy cơ bị viêm tai giữa nhiều hơn so với người lớn là do tình trạng viêm VA phổ biến ở trẻ em cũng dễ dẫn đến bệnh viêm tai giữa, ở trẻ em sụn vòi nhĩ còn mềm, dễ bị xẹp, vòi nhĩ ở trẻ em ngắn và nằm ngang hơn người lớn, hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh, trẻ dễ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn hô hấp trên.
Làm sao biết trẻ bị viêm tai giữa?
Bác sĩ Chu Hòa Sơn đang công tác tại Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, khi bị viêm tai giữa trẻ thường có biểu hiện đặc trưng là đưa tay dụi hoặc cấu tai, chán ăn, chảy mủ tai và đau nên trẻ nhũ nhi hay quấy khóc, nôn hoặc tiêu chảy, có thể sốt cao. Khi ấn vào vùng tai hoặc kéo vành tai bệnh nhân đau nhói. Trẻ nhỏ khóc thét. Ở trẻ lớn còn kêu đau đầu, nghe kém. Những trẻ dưới 4 tháng tuổi khi có biểu hiện của VTG nên nhập viện để điều trị và theo dõi vì hệ thống miễn dịch của bé chưa phát triển hoàn chỉnh, dễ có biến nặng và nguy hiểm.
Khoảng 2/3 số trường hợp VTG cấp là do vi khuẩn trong đó hay gặp nhất là phế cầu, đó cũng chính là những vi khuẩn gây viêm phổi, vì thế phải dùng kháng sinh để điều trị ngay, chính vì thế viêm tai xuất phát sau viêm mũi họng.
Viêm tai giữa thường do vi khuẩn từ vòm họng theo vòi nhĩ lên tai giữa gây nên
Biện pháp phòng bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ
Trẻ sinh ra có yếu tố nguy cơ (gia đình có anh chị em bị VTG) càng cần chú ý khi có dấu hiệu đau tai và sốt. Khi đã bị bệnh cần được Bác sĩ chuyên khoa thăm khám và kê đơn điều trị, theo dõi chặt chẽ các biến chứng. Hơn nữa, vấn đề vệ sinh cho trẻ như khi tắm không để nước vào tai giữa, vệ sinh mũi họng để trẻ không bị viêm hô hấp trên, amidan, VA vì giữa mũi họng và tai trong có ống thông nhau nên vi khuẩn vùng mũi họng qua đó mà lan sang tai.
Cha mẹ cũng nên đảm bảo vệ sinh vùng mũi họng cũng như cho trẻ bú đủ tháng, xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp không nên kiêng khem quá mức
Thanh Mai – ytevietnam.edu.vn