Nguyên nhân khiến trẻ mắc Đái tháo đường mà cha mẹ không ngờ tới
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của trẻ nhỏ, tuy nhiên Đái tháo đường ở trẻ nhỏ có thể phòng tránh được nếu cha mẹ nắm được nguyên nhân gây bệnh.
- Bác sĩ tư vấn điều trị dị ứng phấn hoa như thế nào?
- Bác sĩ cảnh báo 6 dấu hiệu của cơn đau túi mật cần lưu ý
- Cảnh báo phòng ngừa dịch cúm A/H5N6 lây nhiễm sang người
Nguyên nhân khiến trẻ mắc Đái tháo đường mà cha mẹ không ngờ tới
Tình trạng mắc bệnh Đái tháo đường ở trẻ nhỏ
Theo những tin tức y tế mới nhất, tại Bệnh viện Bạch Mai từng ghi nhận ca tiểu đường nhỏ tuổi nhất do bị béo phì, rối loạn chuyển hóa, chỉ số đường huyết cao gấp đôi chỉ số bình thường (13mmol/l). Số lượng trẻ bị đái tháo đường đang ngày càng tăng cao, thậm chí nhiều trẻ đã có vài năm chung số với bệnh đái tháo đường. Hầu hết những trường hợp này bị thừa cân, béo phì.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đái tháo đường ở trẻ nhỏ có nhiều nguyên nhân nhưng phần lớn là do béo phì và ít hoạt động thể lực thừa cân, sử dụng nhiều thức ăn nhanh và sử dụng nhiều loại sữa tăng cân và cho con ăn nhiều đồ ngọt. Trẻ bị cân béo phì có nguy cơ trẻ bị đái tháo đường tuýp 2. Phần lớn trẻ bị đái tháo đường thường phát hiện tình cờ khi trẻ làm xét nghiệm hoặc điều trị bệnh khác.
Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, biểu hiện của bệnh đái tháo đường ở trẻ rất dễ nhầm với các bệnh khác như viêm phổi, rối loạn tiêu hoá… Ở giai đoạn đầu bệnh khó phát hiện, chỉ khi trẻ “có vấn đề” như khát nước nhiều, hay đói, tiểu nhiều và sụt cân… các bậc cha mẹ mới chú ý đưa trẻ vào viện. Một khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu mất tri giác, lơ mơ, thở nhanh… là bệnh đã ở giai đoạn nặng.
Theo nhận định của các Bác sĩ chuyên khoa, trẻ bị đái tháo đường nếu không điều trị kịp thời có thể gặp nhiều biến chứng như biến chứng thận, tim mạch, giảm thị lực do đục thủy tinh thể, bệnh lý võng mạc,… Trẻ em bị bệnh càng sớm, các tổn thương càng sớm và nặng nếu không được quản lý bệnh tốt. Ngoài dùng thuốc, chế độ ăn đối với trẻ đái tháo đường cũng rất quan trọng, vì con luôn phải ăn theo hướng dẫn của cha mẹ.
Điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động của trẻ
Điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động
Bác sĩ Nguyễn Anh Tú giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, trẻ em chủ yếu mắc tiểu đường tuýp 1, còn một tỷ lệ nhỏ là tiểu đường tuýp 2, thói quen chiều theo sở thích các đồ ăn nhanh giàu chất mỡ, uống nước ngọt có ga nhiều của con mà không hay mình đang tạo điều kiện để trẻ mắc bệnh.
Đối với đái tháo đường type 2 có thể phòng bệnh bằng cách kiểm soát cân nặng của trẻ ngay từ ban đầu, không để trẻ thừa cân, béo phì bằng chế sinh hoạt và dinh dưỡng. Cha mẹ cần hạn chế cho trẻ ăn hoặc uống thực phẩm nhiều đường, đường hấp thu nhanh như bánh kẹo, nước ngọt có ga,… Hạn chế tinh bột, thực phẩm chứa nhiều chất béo như đồ ăn nhanh, thịt mỡ, đồ chiên xào, phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng gà…, tăng cường rau xanh, chất xơ, hoa quả, chất đạm.
Bữa ăn cần được kiểm soát lành mạnh khi vào hấp thu từ từ giúp trẻ có đường huyết ổn định chứ không nên no dồn đói góp, nên duy trì thời gian ăn 20-25 phút, với trẻ thừa cân béo phì có thể chỉ mất 5-10 phút để hết bữa ăn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khoảng 50% số người bị rối loạn đường huyết lúc đói hoặc sau ăn-hội chứng tiền đái tháo đường sẽ bị đái tháo đường trong vòng 5 năm sau đó.
Chia số bữa trong ngày, không nên để trẻ mất bữa. Trẻ bình thường ăn 3 bữa thì trẻ thừa cân béo phì nên chia nhỏ bữa ăn, dàn ra thành 4-5 bữa giúp đường huyết trẻ ổn định. Người có nguy cơ cao như trẻ thừa cân, béo phì hoặc trong gia đình có người mắc đái tháo đường, mắc các bệnh mãn tính nên kiểm tra 3-6 tháng/lần về xét nghiệm đường máu đói, HbA1c.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý, lối sống năng động, tăng vận động là 3 điều cần thực hiện phối hợp để trẻ có sự phát triển tốt nhất. Một khi thấy trẻ khát nhiều, uống nhiều và đi tiểu nhiều; háo ăn, sụt cân… cần đưa trẻ vào viện kiểm tra ngay để xác định xem trẻ có mắc Đái tháo đường hay không?
Thanh Mai – ytevietnam.edu.vn