Đi bơi có bị lây nhiễm viêm kết mạc hay không?
Bệnh viêm kết mạc là bệnh lý thường gặp ở nhiều người, nhất là vào mùa xuân và màu hè. Chính vì vậy, nhữnng người hay đi bơi thường lo lắng không biết là đi bơi có bị lây viêm kết mạc hay không?
- Đi bơi có bị lây nhiễm viêm kết mạc hay không?
- 9 bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh viêm kết mạc hiệu quả
- Tại sao viêm kết mạc lại thường tái phát vào mùa xuân?
Bệnh viêm kết mạc là gì?
Viêm kết mạc là một bệnh thường gặp ở mắt do vi khuẩn gram âm Koch-Weeks gây ra, thường phát thành dịch vào mùa hè.
Đi bơi có bị lây nhiễm viêm kết mạc không?
Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra như vi khuẩn, virut, bụi bẩn, hoá chất…trong đó đi bơi cũng là nguyên nhân gây ra bệnh viêm kết mạc.
Ngoài ra còn do không được vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhất là mắt với tay, người bệnh sử dụng chung đồ cá nhân, lây nhiễm qua đường hô hấp do vi khuẩn dễ sống trong nước bọt và có độ lây lan nhanh chóng.
Khi bị viêm kết mạc, người bệnh sẽ thấy có những triệu chứng như: cộm mắt, chảy nước mắt, có dử và tính chất nhày khiến cho 2 mi mắt dính chặt lại, lớp kết mạc phù nề và đỏ do các mạch máu bị sung huyết.
Cách điều trị bệnh viêm kết mạc hiệu quả
Các bác sĩ cho biết ngay khi thấy những dấu hiệu của viêm kết mạc thì người bệnh nên đến ngày cơ sở Y tế khám chữa bệnh chuyên khoa để được bác sĩ kiểm tra và đưa ra phương pháp điều trị hợp lý. Tránh để bệnh lâu sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và biến chứng nguy hiểm về sau.
Khi mắc bệnh ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể sử dụng thuốc chống viêm, kháng sinh để điều trị. Còn khi bệnh đã nặng hơn, khoảng 2 tuần chưa khỏi thì cần có được bác sĩ điều trị. Đặc biệt nếu trẻ sơ sinh mà mắc viêm kết mạc thì cha mẹ tuyệt đối không nên tự điều trị mà phải được bác sĩ kiểm tra và điều trị.
Để phòng ngừa bệnh viêm kết mạc thì người bệnh cần sớm được bác sĩ kiểm tra và kê đơn. Ngoài thuốc uống, người bệnh cũng có thể sử dụng thêm những dạng thuốc mỡ để dùng tại chỗ, hoặc nhỏ mắt.
Tuy nhiêm các bác sĩ cũng khuyến cáo người bệnh không nên tự sử dụng các bài thuốc như xông lá trầu không, lá dâu hay đắp vào mắt mà chưa được các thầy thuốc chỉ định vì có thể gây chảy máu, nhiễm khuẩn thêm nặng.
Người bệnh cũng nên xây dựng các biện pháp phòng tránh bệnh như:
- Vệ sinh mắt sạch sẽ bằng nước âm hoặc dung dịch muối.
- Vệ sinh chân tay sạch sẽ, không cho trẻ dụi mắt.
- Không sử dụng chung đồ cá nhân.
Hiền – Ytevietnam.edu.vn