Điểm lại bức tranh giáo dục trong năm 2016 qua những mốc chính

Vì vậy giáo dục năm 2017 là tiền đề để cho công tác chuẩn bị những đường hướng quan trọng cho năm 2018 thay đổi căn bản toàn diện nền giáo dục.

Điểm lại bức tranh giáo dục trong năm 2016 qua những mốc chính
Điểm lại bức tranh giáo dục trong năm 2016 qua những mốc chính

Giáo dục trong năm 2016 ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới.

Năm 2017 là thời hạn cuối cùng Bộ phải công bố Chương trình giáo dục phổ thông mới (bao gồm chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình các môn học) sau hơn một năm “im hơi lặng tiếng”. Trước đó, không ít ý kiến, trong đó có văn bản của Thường trực Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh niên – Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cho rằng từ khi chương trình tổng thể được công bố vào tháng 7.2015, tiến độ thực hiện đề án rất chậm. Các điều kiện để đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới chưa có nhiều chuyển biến, đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông chưa ban hành. Trong khi đó, thời hạn dự kiến đưa vào áp dụng đại trà chương trình giáo dục tuyển sinh mới đang đến gần (năm học 2018 – 2019).

Cuối cùng thì Bộ GD&ĐT cũng đã lên tiếng và đưa ra chương trình giáo dục phổ thông mới đúng như lời Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trả lời: “Năm 2017 ngành GD-ĐT sẽ tăng cường kỷ cương, nền nếp và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các cơ sở giáo dục, đào tạo”. Đối với bậc học mầm non, tiếp tục chú trọng đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Ở bậc học phổ thông, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm của công dân đối với xã hội, cộng đồng…

Vụ Giáo dục Đại học thực hiện công tác tuyển sinh từ năm 2017

Giáo dục trong năm 2016 ấn định thi THPT quốc gia sẽ tiến hành đến năm 2019

Bộ cho rằng đổi mới thi tốt nghiệp THPT  và nhất là kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH – CĐ:  Ngoài việc làm cho kỳ thi trở nên nhẹ nhàng, trung thực, khách quan hơn, còn tác động tích cực trong đổi mới cách dạy, cách học của các trường THPT, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo. Để tránh hoang mang với học sinh và các trường về việc mỗi năm thay đổi thi một kiểu khác nhau, Bộ khẳng định phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 sẽ được tiếp tục áp dụng trong các năm 2018, 2019 với những điều chỉnh hợp lý trên cơ sở rút kinh nghiệm tổ chức thi và tuyển sinh từng năm, đồng bộ với quá trình đổi mới dạy học, kiểm tra đánh giá trong các nhà trường phổ thông. Từ năm 2020 trở đi được tổ chức ổn định, đảm bảo sự tương thích với định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã được Chính phủ phê duyệt.

Với kỳ thi năm 2017, quy chế thi THPT quốc gia được ban hành, kèm theo đó là những hướng dẫn cụ thể về kỳ thi này. Theo kế hoạch, Bộ sẽ công bố 14 đề thi thử nghiệm của các môn thi năm 2017 vào cuối tháng 1.2017 để thí sinh và các trường có thêm cơ sở tham khảo, vận dụng trong dạy học và ôn tập.

Năm 2016 đổi mới khung giáo dục quốc dân

Giáo dục trong năm 2016 đổi mới khung giáo dục quốc dân và bàn giao đào tạo giáo dục nghề nghiệp cho Bộ LĐTB&XH.

Với sự thay đổi mạnh mẽ rút ngắn thời gian đào tạo Đại học đối với một số nhóm ngành phù hợp xuống còn 3 năm và tối đa 5 năm xuống 1 năm so với khung giáo dục quốc dân cũ (Trong đó không có ngành Y – ngành Dược). Đây là những mấu chốt quan trọng giúp đổi mới căn bản nền giáo dục nhất là với giáo dục đại học với bài toán hơn 200.000 sinh viên thất nghiệp.

Hơn nữa một sự thay đổi mạnh mẽ đó là bàn giao công tác giáo dục nghề nghiệp bao gồm các trường trung cấp, cao đẳng trừ các trường sư phạm giao cho Bộ LĐTB&XH quản lý. Sự thay đổi này nhằm đáp ứng sự phù hợp với khung giáo dục quốc dân mới được thay đổi trước đó. Điều này cũng thiết thực và gắn liền với sự phát triển của và đào tạo của cơ quan chủ quản.

Chọn Trường có môi trường giáo dục lành mạnh, thầy cô thân thiện

Giáo dục trong năm 2016 quyết định loại bỏ các cuộc thi không thiết thực

Đối với giáo dục phổ thông, có quá nhiều cuộc thi đưa vào trường học thời gian vừa qua. Thời điểm cuối năm, Bộ đã thể hiện quyết tâm giảm quá tải, căng thẳng cho giáo viên, học sinh bằng cách yêu cầu các địa phương rà soát lại tất cả cuộc thi hiện có trong trường học. Mục tiêu của việc rà soát là để bắt đầu từ năm 2017 loại bỏ những cuộc thi không thiết thực, tạo áp lực với học sinh, giáo viên và các trường, làm ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học, gây băn khoăn cho giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và xã hội.

Các sở GD-ĐT sẽ tiến hành rà soát lại các cuộc thi đang được tổ chức tại các địa phương và báo cáo với Bộ về những ưu điểm, hạn chế, khó khăn của giáo viên và học sinh khi tham gia các cuộc thi này cũng như đề xuất hướng triển khai trong thời gian tới.

Trên đây là những điểm mốc cho nền giáo dục nước nhà trong 1 năm qua để tạo điều kiện thuận lợi cho một năm mới có sự bứt phá mạnh mẽ trong năm 2017.

Lam hạ: ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version