Điều dưỡng viên phải chấp nhận hi sinh đánh đổi bản thân với nghề
Điều dưỡng viên đóng góp công sức rất lớn trong quá trình chăm sóc điều trị cho người bệnh, họ chính là những người giữ cho mọi hoạt động của bệnh viện diễn ra bình thường.
- Trách nhiệm cao cả đến “nặng nề” của bác sĩ
- Tâm sự nghề bác sĩ: Một lời cảm ơn đáng quý hơn nhận phong bì
- Làm người bác sĩ cần hiểu rõ về hai chữ Y đức
Điều dưỡng viên phải chấp nhận hi sinh đánh đổi bản thân với nghề
Điều dưỡng viên coi bệnh viện như nhà của mình
Với những người làm nghề điều dưỡng thời gian họ ở viện còn nhiều hơn ở nhà bởi công việc bận rộn, áp lực, bệnh nhân lúc nào cũng cần có sự có mặt của điều dưỡng. Sống trong môi trường này họ coi bệnh viện như nhà của mình, các đồng nghiệp như những anh chị em thân thiết, vui buồn, có nhau. Ngày ngày chỉ bảo tận tình, an ủi, động viên làm gương cho nhau noi theo cùng vượt qua bao áp lực thử thách khó khăn mỗi ngày.
Hơn 5 năm làm điều dưỡng viên tại bệnh viện Bưu Điện chị Thu Thúy theo khóa Đào tạo Văn bằng 2 Cao đẳng Dược ngoài giờ hành chính chia sẻ: Trước đây mọi người thường quen với tên gọi y tá nhưng hiện đã được chuyển sang danh phận mới với tên gọi Điều dưỡng viên. Bởi nghề điều dưỡng đã chủ động hơn trong việc chăm sóc chữa bệnh cho bệnh nhân khẳng định vai trò quan trọng của điều dưỡng trong hệ thống bệnh viện. bên cạnh việc nhận y lệnh từ bác sĩ, điều dưỡng chỉ động làm những phần việc của mình giúp hỗ trợ bệnh nhân điều trị nhanh, có hiệu quả hơn.
Điều dưỡng viên không những phải có trình độ cao mà cần có tâm đức, có trách nhiệm. Bệnh viện cũng có rất nhiều điều dường trình độ cao đẳng, đại học, đã hòa thành các chương trình thạc sĩ, tiến sĩ nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả chữa bệnh cho cộng đồng.
Công việc của điều dưỡng viên bận rộn áp lực
Công việc của điều dưỡng viên áp lực, nhọc nhằn, bận rộn vô cùng. Khi có các ca mổ họ phải đón tiếp bệnh nhân, vệ sinh trước khi đưa lên bàn mổ, gây tê, gây mê, theo dõi các chỉ số sinh học để xử lí kịp thời khi có sự cố y khoa xảy ra. Chỉ một chút sai sót nhỏ, không tuân thủ các nguyên tắc có thể gây ra những hậu quả khôn lường cho bệnh nhân. Không những vậy quá trình hậu phẫu phần lớn do điều dưỡng viên đảm nhiệm, còn bác sĩ chỉ thi thoảng ghé qua xem tình hình người bệnh. Không những vậy còn những ca trực đêm kéo dài mệt mỏi không được nghỉ ngơi để theo dõi tình hình bệnh nhân, tiếp nhận các trường hợp nặng, xử lí các sự cố tai biến… công việc của họ vô cùng áp lực, mệt mỏi căng thẳng kéo dài. Nếu không có sức khỏe, đam mê nhiệt huyệt với công việc thì khó có thể trụ lại được.
Bác sĩ Điều Dưỡng Huyền Anh phụ trách giảng dạy tại trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Để có thể gắn bó với nghề điều dưỡng viên rất cần tấm lòng yêu nghề, đam mê nhiệt huyết với nghề. Có không ít các bạn điều dưỡng trẻ không theo được nghề vì không thể vượt qua những khó khăn thử thách của nghề. Bởi vậy ngành Điều dưỡng rất cần những người dũng cảm, có tâm đức, chịu được áp lực thậm chí hi sinh lợi ích, đánh đổi hạnh phúc của mình để theo đuổi nghề.
Nghề điều dưỡng với những cám dỗ
Điều dưỡng viên là những người gần gũi với bệnh nhân nhất bởi họ trực tiếp tiếp xúc chăm sóc người bệnh. Họ như cầu nối giữa bệnh nhân với bác sĩ giúp cho quá trình điều trị bệnh tốt hơn. Cũng như bác sĩ, nghề điều dưỡng có không ít cám dỗ nhất như trường hợp bệnh nhân đưa “phong bì” để mong nhận được sự quan tâm tốt nhất từ điều dưỡng viên.Trên thực tế, chăm sóc theo dõi bệnh nhân là nhiệm vụ, bổn phận họ phải hoàn thành, không có chuyện điều dưỡng chỉ làm việc khi bệnh nhân đưa tiền. Quan điểm này hoàn toàn sai lầm.
Nữ điều dưỡng bệnh viện Phụ Sản Hà Nội theo học Cao đẳng Y Dược Văn bằng 2 buổi tối chia sẻ: Có không ít người bệnh sau khi ra viện thường có những món quà nhỏ cám ơn điều dưỡng, đó là điều đáng quý. Tuy nhiên đó phải thực sự là tri ân, cảm kích của bệnh nhân dành cho điều dưỡng một cách tôn trọng tự nguyện bởi việc đưa quà cám ơn của bệnh nhân thường bị nhìn nhận một cách lệch lạc gây hiểu lầm cho mọi người.Chỉ một sơ suất nhỏ thôi cũng đầy tai tiếng, thậm chí bị dư luận lên án chỉ trích điều dưỡng viên nhận quà, nhận “phong bì” từ người bệnh.
Điều dưỡng viên cần phải cân nhắc trước những thử thách cám dỗ khi bệnh nhân đưa quà để tránh tai tiếng về mình. Đối với các nước phát triển, điều dưỡng được coi như những người hùng mang lại hạnh phúc cho người bệnh còn với nước ta họ chỉ là người cần thiết với bệnh nhân. Với cương vị lmột điều dưỡng viên chúng ta cần cố gắng nỗ lực hơn nữa để cứu giúp những mảnh đời, số phận bất hạnh trong xã hội.
Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn