Tâm sự nghề bác sĩ: Một lời cảm ơn đáng quý hơn nhận phong bì
Tự bao giờ thói đưa “phong bì” được mọi người chấp nhận như chuyện hiển nhiên, không chỉ trong ngành Y mà nó xuất hiện ở tất cả mọi ngành nghề trong xã hội.
- Ngành Y đặc biệt tại sao lương không đặc biệt?
- Làm người bác sĩ cần hiểu rõ về hai chữ Y đức
- Nghề điều dưỡng vất vả bội phần
Vấn nạn “phong bì” – đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn
Người dân Việt thường vin vào câu nói: “Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” bởi vậy người ta đua nhau lấy lòng cấp trên, sếp mới khi mình ở địa vị thấp hơn, cần cầu cạnh nhau. Không phải chỉ riêng ngành Y mà tất cả mọi ngành nghề đều xuất hiện vấn nạn “phong bì”, ngay cả trong giáo dục cũng vậy. Bỗng dưng người ta coi phong bì như món quà lót tay “tuy nhỏ mà có võ” có thể giải quyết bao nhiêu việc tồn đọng trước mắt.
Một lời cảm ơn đáng quý hơn nhận phong bì
Trong ngành Giáo dục và y tế chuyện phong bì khó chấp nhận bởi một bên “ăn” trên đầu học sinh, một bên “ăn” trên sự đau đớn của bệnh nhân. Xã hội có không ít người lên án, phê phán, khinh miệt chuyện đưa phong bì nhưng chính họ cũng tiếp tay lo lót khi có việc cần giải quyết và đổ rằng tại xã hội nó thể nên mình phải theo.
Xã hội kim tiền mọi giá trị nhân văn bị đảo lộn khi người ta sử dụng đồng tiền làm “thước đo” đánh giá mọi việc thậm chí đo lường cả lương tâm, đạo đức con người.
Vấn nạn phong bì khiến bác sĩ khó xử
Từng có những thời điểm vấn nạn phong bì trở thành điểm đen của ngành Y tế, luôn là tâm điểm, đề tài nong hổi cho báo chí khai thác bởi có một số bác sĩ tìm cách vòi tiền bệnh nhân.
Tại phòng khám của nhiều bệnh viện có treo biển: “Nghiêm cấm cán bộ y tế nhận tiền, quà biếu của người bệnh. Bệnh nhân và người nhà không được cho tiền nhân viên y tế, nếu vi phạm bệnh viện sẽ không phục vụ”; Hoặc: “Nếu bệnh nhân đưa thêm tiền cho nhân viên y tế ngoài hóa đơn của bệnh viện, bệnh nhân phải tự chịu trách nhiệm. Bệnh viện nghiêm cấm cán bộ nhân viên thu tiền của bệnh nhân ngoài quy định” để ngăn chặn hành vi đưa phong bì trong ngành Y tế.
Đang phụ trách công tác giảng dạy tại Cao đẳng Dược Hà Nội – trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Người bác sĩ luôn cố gắng làm tròn bổn phận trách nhiệm của mình chứ không phụ thuộc vào phong bì bệnh nhân đưa. Đôi khi chính người nhà bệnh nhân tha thiết đưa tiền cho bác sĩ, muốn bác sĩ quan tâm để mắt tới người thân của mình nhiều hơn. Có những người tỏ ra không yên tâm khi bác sĩ không nhận tiền, họ nghĩ chắc không chữa được bệnh nên bác sĩ không dám nhận tiền.
Đôi khi chính hành động này đẩy bác sĩ vào tình huống khó xử khi nhận phong bì cũng bị lên án, từ chối thì bệnh nhân lại bảo bác sĩ “khinh”. Phải chăng nhiều bệnh nhân coi phong bì như một lệnh bài miễn tử nếu được bác sĩ nhận thì chắc chắn người bệnh được cứu sống.
Mỗi ngày bác sĩ phải tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân, làm việc trong môi trường áp lực căng thẳng kéo dài. Họ còn bị dư luận mổ xẻ chỉ trích nặng nề khi bác sĩ không nở nụ cười với bệnh nhân hay gác chân lên ghế nói chuyện cũng trở thành đề tài lên án đạo đức bác sĩ. Bởi vậy việc bệnh nhân cố tình dúi phong bì vào túi áo khiến họ khó xử, chỉ cần hình ảnh này được phát tán trên mạng xã hội cả đám đông xúm vào đánh giá, chỉ trích nặng nề như miếng mồi ngon của họ.
Ở phương diện khác đôi khi người bệnh đưa phong bì cho bác sĩ để bày tỏ thái độ cảm ơn, trân trọng công sức của bác sĩ chứ không nên đánh giá đó là hành vi hối lộ, tham nhũng. Chị Hồ An điều dưỡng viên hộ sinh của bệnh viện đa khoa Quảng Ninh đang học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội chia sẻ: Làm trong nghề y khó tránh khỏi tai tiếng nhất là với vấn nạn “phong bì”. Người cán bộ nhân viên y tế không nên quá cứng nhắc khi nhận quà, đôi khi bệnh nhân đưa quà để thể hiện sự trân trọng cần phải đáp lại tình cảm đó nếu không họ sẽ nghĩ mình đòi hỏi thứ giá trị hơn và nhận để họ yên tâm dù chỉ món quà nhỏ.
Với bác sĩ lời cảm ơn thật lòng quý hơn phong bì
Đã làm trong ngành Y bác sĩ nào cũng tôn trọng đối xử công tâm với bệnh nhân của mình không có chuyện ai đưa tiền cho bác sĩ sẽ được chăm sóc tốt hơn. Chăm sóc theo dõi tình trạng biến chuyển của bệnh nhân là nhiệm vụ của cán bộ nhân viên y tế chứ không đợi lo lót mới bắt tay vào làm.
Vấn nạn “phong bì” xuất hiện từ những nỗi lo lắng chung của người bệnh phải vào viện, trong tiềm thức họ ăn sâu suy nghĩ phải có tiền mới được quan tâm chăm sóc chu đáo. Đôi khi chính tâm lý này khiến một bộ phận bác sĩ thiếu lương tâm đã lợi dụng chức quyền để trục lợi cá nhân, họ đáng bị lên án nhưng không thể quy chụp cho cả ngành Y xuống cấp đạo đức. Hơn 10 năm đảm nhiệm vị trí điều dưỡng viên ở khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện Bạch Mai, chị Thu Lan theo học Chuyển đổi Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược chia sẻ: Vẫn còn đó rất nhiều bác sĩ tận tâm nỗ lực ngày đêm chiến đấu với tử thần giành giật lại sự sống cho bệnh nhân. Đừng chỉ vì một vài người thiếu ý thức mà chỉ trích cả ngành Y khiến những người bác sĩ chân chính đau lòng.
Đôi khi chính sự thiếu hiểu biết của người bệnh khiến cho vấn nạn phong bì trong ngành Y vẫn còn đường sống. Với bác sĩ lời cảm ơn chân thành của người bệnh còn đáng quý hơn việc nhồi nhét phong bì. Bởi vậy chúng ta cần đấu tranh không thỏa hiệp với cái xấu để bảo vệ sự cao cả ngành Y, giúp người dân lấy lại niềm tin với nghề Y tâm đức trong sạch thiện lương.
Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn