Dinh dưỡng như nào là tốt cho người bệnh viêm mũi dị ứng?
Bệnh viêm mũi dị ứng nếu không được điều trị kịp thời hoặc điều trị không triệt để lây ngày sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Vì vậy mà việc điều trị bệnh cũng như chế độ ăn uống cần được mọi người quan tâm, chú ý. Tùy vào từng thể mà người bệnh có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người mắc bệnh viêm mũi dị ứng.
- Bí quyết phòng bệnh viêm mũi dị ứng khi giao mùa.
- Món ăn tốt cho người mắc bệnh viêm mũi dị ứng.
- Chăm sóc và điều trị bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ.
Dinh dưỡng viêm mũi dị ứng cho thể phế khí suy hư
Triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng thường gặp là nghẹt mũi, chảy nhiều nước mũi, lớp niêm mạc mũi dày đặc, người mệt mỏi. Khi bị viêm mũi dị ứng thì bạn nên dùng những thực phẩm có tác dụng làm ấm phổi, bỏ phế các tác dụng làm thông mũi như: gừng, củ hành, hàng tây, củ sả, rau kinh giới, rau húng, tía tô,…Hay sủ dụng các món ăn sau:
Canh tôm, củ cải trắng
Nguyên liệu cần có: 150g củ cải trắng, 100g đậu hũ, 100g tôm đất, 50g giá đậu xanh, 3g gừng, hành, tỏi, dầu ăn, muối một ít.
Đầu tiên bạn rửa sạch củ cải trắng, cắt miếng vừa ăn; giá đậu xanh rửa sạch, bỏ rễ; đậu hũ rửa sạch cắt miếng vuông vừa ăn; tôm rửa sạch, bóc vỏ, giã dập. Gừng cắt lát, hành cắt khúc, tỏi đập dập. Bạn đun dầu nóng thì cho gừng, hành phi thơm, cho củ cải vào xào, đổ khoảng 1000ml vào nấu, khi củ cái chín thì cho tôm vào, sau đó cho tất các nguyên liệu còn lại vào. Tắt bếp và múc ra ăn hàng ngày. Món ăn này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ phế và thích hợp với người bị viêm mũi dị ứng ngoài ra còn có nhiều chất dinh dưỡng rất bổ dưỡng cho người bị suy nhược cơ thể.
Bạn hoàn toàn có thể thay củ cải trắng bằng rau hẹ, bí đỏ, cà rốt hay khoai lang.
Canh thịt heo, cà tím, dưa leo
Nguyên liệu: 100g thịt nạc lợn, 80g dưa leo, hành, dầu mè, muối.
Dưa leo bạn rửa sạch, cắt miếng, cà rửa sạch, cắt miếng; thịt heo rửa sạch cắt miếng. Để nồi nóng, bạn cho dầu vào phi thơm hành tỏi rồi cho thịt vào xào chín rồi đổ nước nấu sôi thì cho cà tím, dưa leo vào. Mỗi ngày ăn 1 lần dùng trong bữa cơm hàng ngày thì có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ khí huyết, thích hợp với người viêm mũi dị ứng, viêm xoang và suy nhược cơ thể.
Trà củ sen, nho, mía, củ năng
Nguyên liệu: Củ sen, củ măng, mía, lê, mật ong. Bạn cho củ sen, lê, củ năng, nho vào rửa sạch rồi cho vào máy ép lấy nước, mía cũng ép lấy nước rồi trộn đều 2 nước lại với nhau cho thêm mật ong vào mấu sôi lửa lớn đến khi hơi sệt lại thì cho vào lọ thủy tinh. Mỗi lần uống thì pha thêm ít nước nóng, uống mỗi ngày 2 lần trong khi bụng đói. Món ăn này có tác dụng thanh nhiệt, bổ phế và thông mũi rất tốt, phù hợp với người đang điều trị bệnh viêm mũi dị ứng.
Dinh dưỡng viêm mũi dị ứng cho thể tỳ khí suy hư
Các triệu chứng người bệnh thường gặp là: nghẹt mũi, chảy nhiều nước mũi trắng, chóng mặt, thở ngắn,…Nên mọi người có thể sử dụng các thực phẩm có tác dụng kiện tỳ, lợi thủy, thông mũi như: củ nghệ, khoai mài, hạt sen, củ sen, rau diếp cá, khoai lang, khoai mỡ,…
Cháo gạo lứt, rau chân vịt, rau cần tây
Nguyên liệu gồm: gạo lứt, rau chân vịt, rau cần tây. Rau chân vịt, rau cần bạn rửa sạch, cắt khúc, gạo vo sạch nấu thành cháo, rồi cho thêm 2 thứ rau trên vào nấu sôi thêm 10 phút là được. Mỗi ngày bạn ăn 1 lần vào lúc đói bụng. Món cháo này có tác dụng chữa dưỡng huyết nhuận táo thích hợp với người bị viêm mũi mạn tính.
Cháo gạo lứt, cà tím
Cá tím bạn rửa sạch, cắt miếng, khoai mài ngâm mềm, gạo lứt vo sạch nấu thành cháo. Khi cháo chín thì bạn cho cà tím, khoai mài vào nấu thêm khoảng 30 phút. Ăn mỗi ngày 1 lần có tác dụng bổ tỳ phù hợp cho những người đang điều trị bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính.
Trên đây là những món ăn, bài thuốc Đông Y tốt cho người viêm mũi dị ứng, bên cạnh đó bạn cũng nên thực hiện các biện pháp phòng tránh hàng ngày như: vệ sinh cá nhân, vệ sinh mũi sạch sẽ, giữ ấm, đeo khẩu trang khi ra ngoài,…
Hiền – Ytevietnam.edu.vn