Dược sĩ tư vấn các loại thuốc trị bệnh ngoài da mùa mưa lũ
Vào mùa mưa lũ nguồn nước xung quanh bị nhiễm bẩn khiến cơ thể dễ mắc các bệnh ngoài da, vậy có các loại thuốc nào để trị bệnh ngoài da mùa mưa lũ?
- Cỏ mần trầu và những công dụng tốt bất ngờ
- Những bệnh thường gặp vào mùa đông và cách phòng tránh
- Chăm sóc người bị sốt xuất huyết sao cho đúng cách?
Dược sĩ tư vấn các loại thuốc trị bệnh ngoài da mùa mưa lũ
Bác sĩ Chu Hòa Sơn, giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội chính quy – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, những bệnh ngoài da đặc trưng xuất hiện trong mùa mưa lũ gồm: nước ăn chân, ghẻ, viêm nang lông, bệnh do ấu trùng xâm nhập vào da… Để điều trị các bệnh này một cách hiệu quả cần căn cứ vào thể bệnh mà có các loại thuốc điều trị đặc hiệu.
Viêm kẽ chân.
Đông y điều trị viêm kẽ chân thường dùng lá cây ba gạc, lá đào đun nước tắm, nhựa cây máu chó bôi tại chỗ, tắm nước muối, tắm biển…
Các bác sĩ da liễu tư vấn cho biết, với ghẻ vảy, ngoài thuốc bôi tại chỗ còn phải dùng thêm thuốc uống như ivermactin. Loại thuốc này được dùng để điều trị giun chỉ từ năm 1987 nhưng lại rất hiệu quả và an toàn trong điều trị ghẻ, đặc biệt là ghẻ vảy.
Khi điều trị ghẻ cần lưu ý, phải điều trị cho cả những người sống chung trong gia đình hoặc trong cùng đơn vị, ký túc xá sinh viên, tẩy uế quần áo, ga gối. Mùa hè phơi quần áo, ga gối 3 – 4 nắng. Quần áo giặt để 1 tuần sau mới được mặc lại.
Bệnh nước ăn chân
Bệnh nước ăn chân cũng là một trong những bệnh da liễu hay gặp vào mùa mưa còn gọi là bệnh nấm kẽ chân, thực chất là bị nhiễm nấm Candida và Blastomycet. Nguyên nhân gây ra bệnh này là do chân tay ngâm trong nước nhiều khiến cho tế bào sừng bị chết và môi trường ẩm ướt làm cho nấm xâm nhập và phát triển. Vị trí nước ăn chân hay gặp ở các kẽ ngón chân 4, 5 kẽ ngón tay 3, 4.
Dược sĩ Trần Thị Dương, giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, để điều trị nước ăn chân có thể dùng các loại thuốc bôi vào vùng da bị tổn thương như: dung dịch BSI 2%. Cồn ASA (thành phần gồm: aspirin, natri salicylat pha trong cồn 70o). Các loại thuốc mỡ chứa kháng sinh chống nấm như: nizoral, canesten, ketoconazol, ticonazol… Khi sử dụng cần lau sạch, làm khô vết thương trước khi bôi thuốc.
Trong trường hợp tổn thương nặng có thể kết hợp với uống thuốc chống nấm như: griseofulvin, nizoral hoặc sporal…
Lưu ý: Khi bị nước ăn chân cần hạn chế lội nước, lau khô chân trước khi đi giày dép, rửa chân tay bằng xà phòng diệt nấm hoặc nước cốt chanh để tránh tái nhiễm.
Điều trị bằng thuốc Đông Y: có nhiều loại cây thuốc cũng được sử dụng để điều trị nấm như: rễ cây táo rừng, trầu không, kim ngân, chút chít, ké đầu ngựa, lá muồng trâu… Người bệnh có thể vò nát một trong các thứ trên xát nhẹ vào chân hoặc nấu thành nước để ngâm chân cũng có kết quả tốt.
Trị nấm bằng lá trầu không
Bệnh ghẻ
Các thầy thuốc tư vấn cho biết, bệnh ghẻ do ký sinh trùng Sarcoptes Scabiei gây nên và lây lan nhanh từ người này sang người khác, khi gặp điều kiện vệ sinh kém, bệnh có thể lây thành dịch.
Để chữa ghẻ có thể dùng một số loại thuốc bôi ngoài da như: thuốc D.E.P. (dietyl phtalat) là thuốc chống muỗi vắt đốt nhưng có tác dụng diệt cái ghẻ nhanh và ít độc tính. Không nên dùng thuốc này cho trẻ nhũ nhi và không bôi vào bộ phận sinh dục. Thuốc benzyl benzoat (ascabiol, scabitox, zylate) có độ an toàn cao. Thuốc có chứa crotamintan 10% có tác dụng chống ngứa và diệt cái ghẻ, có thể bôi cho trẻ nhũ nhi và bôi vào vùng kín. Thuốc permethrin cream 5% (elimite) là thuốc chữa ghẻ ít độc tính nhất có thể dùng cho trẻ em và phụ nữ có thai.