Những bệnh thường gặp vào mùa đông và cách phòng tránh

Mùa đông nhiệt độ xuống thấp kèm theo khí hậu khô, thiếu ánh nắng mặt trời khiến cơ thể dễ mắc phải một số bệnh dưới đây.

Những bệnh thường gặp vào mùa đông và cách phòng tránh

Những bệnh thường gặp vào mùa đông và cách phòng tránh 

Mùa đông tới, kèm theo kiểu khí hậu khô, lạnh nhiệt độ xuống thấp, trời rét buốt, thiếu ánh nắng mặt trời điều đó làm cơ thể chúng ta không dễ để thích nghi ngay. Đó là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng một số bệnh lý mà chúng ta thường gặp phải.

Đau nhức khớp

Bác sĩ Phạm Văn Hữu, giảng viên Cao đẳng Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, những người già và người phải lao động nặng nhọc, sẽ dễ dàng thấy hiện tượng đau nhức các khớp ở tay, chân, vai,…vào mùa đông. Bởi lẽ, theo các chuyên gia nghiên cứu, vào mùa đông, khi nhiệt độ xuống thấp sẽ làm cho các gân cơ bị co rút, gây hạn chế trong việc vận động. Nhất là ở người cao tuổi, khi mà chức năng hoạt động của cơ đã dần suy yếu, khí huyết trong cơ thể lưu thông kém sẽ dẫn đến tình trạng suy thoái và đau nhức các khớp xương.

Đặc biệt đối với bệnh nhân Gout, vào mùa đông nhiệt độ xuống thấp khiến cho lương axit uric trong máu bị kết tủa, lắng từ đó chèn ép vào các khớp khiến cho bệnh nhân càng cảm thấy đau nhức trầm trọng hơn.

Cách phòng chống: Bạn nên duy trì việc luyện tập, vận động các khớp, giữ ấm cơ thể thường xuyên, mang tất, bao tay, khăn quàng cổ.

Da khô nứt nẻ.

Vào mùa đông, do lạnh nên nhiều người có thói quen uống ít nước đi, nhiệt độ xuống thấp làm cho da trở nên khô hơn và thiếu độ ẩm là tình trạng thường gặp. Do đó, để khắc phục tình trạng này chỉ còn cách là dưỡng ẩm cho da. Theo lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe và làm đẹp, thời gian dưỡng ẩm cho da tốt nhất là sau khi tắm, bởi lúc này da của bạn vẫn còn ẩm, ngoài ra trước khi đi ngủ bạn cũng có thể bôi thêm lần nữa. Đặc biệt, bạn không nên sử dụng nước quá nóng khi tắm bởi nó càng làm cho bạn thêm khô và ngứa da.

Mùa đông da dễ bị khô nứt nẻ

Viêm họng

Đau họng, rát họng là bệnh thường xảy ra vào mùa đông có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em phần lớn nguyên nhân là do nhiễm virus.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy sự thay đổi và chênh lệch nhiệt độ đột ngột khiến cơ thể không kịp thích nghi là nguyên nhân ảnh hưởng đến họng của bạn.

Cách phòng chống: Các thầy thuốc tư vấn cho biết, bạn nên sử dụng nước muối ấm và súc miệng thường xuyên sáng khi thức dậy và tối trước khi đi ngủ bởi trong muối có tính chống viêm và có tác dụng làm cho dịu cổ họng đang viêm rát. Ngoài ra, bạn cũng nên giữ ấm cơ thể, thường xuyên ăn các loại quả có chứa nhiều Vitamin C như: Cam, chanh,… để giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng nhằm chống lại các vi khuẩn, vi rút có hại cho cơ thể bạn.

Hen suyễn

Hen suyễn là một bệnh mãn tính xảy ra ở đường hô hấp, và xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân. Mùa đông, với khói bụi, không khí lạnh là một yếu tố chính gây ra các một số các biểu hiện dễ thấy như thở khò khè và thở dốc.

Cách phòng chống: Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, để hạn chế hiện tượng hen suyễn tái phát và biểu hiện phức tạp vào mùa đông, bạn nên hạn chế tiếp xúc với các loại như: khói bụi, nước hao nặng mùi, lông các loại thú,….và hãy ở nhà vào những ngày nhiệt độ xuống thấp và gió rét, nên mặc và giữ ấm cơ thể khi đi ra ngoài. Ngoài ra, bạn nên mang theo các loại thuốc điều trị bên mình, nên giữ nhà cửa thoáng mát, tăng cường sức đề kháng bằng việc ăn nhiều hơn các loại trái cây giàu Vitamin C.

Hen suyễn là một bệnh mãn tính xảy ra ở đường hô hấp

Cảm lạnh

Cảm lạnh là do virus tấn công đường hô hấp, trong đó mũi là bộ phận chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Cảm lạnh có các triệu chứng biểu hiện như là ho, đau họng, sổ mũi, hắt hơi và sốt.

Cách phòng ngừa: Bạn cần rửa tay thường xuyên, cách này sẽ giúp bạn tiêu diệt vi trùng, vi khuẩn ở tay sau khi bạn tiếp xúc với bề mặt của một số vật dụng trong công việc và hoạt động của mình… Ngoài ra, bạn nên dọn dẹp nhà cửa và rửa sạch những loại vật dụng gia đình nhất là khi có người bị ốm đến hạn chế nhất việc lây lan của các loại vi khuẩn.

Nguồn: Ytevietnam.edu.vn.

Exit mobile version