Đuổi việc Bác sĩ nhận phong bì có giải quyết tận gốc vấn đề?
Vấn nạn nhận “bao thư” quà cáp trong ngành Y khiến xã hội lên án đạo đức ngành Y xuống cấp, chúng ta có nên quy chụp cả ngành Y tế khi mà lỗi hệ thống vẫn còn đó.
- Các mối nguy hiểm trong lao động ngành Y
- Bác sĩ luôn là miếng mồi ngon cho dư luận phán xét?
- Sự thật giật mình trong nghề Y chỉ ai làm Bác sĩ mới hiểu
Nhận quà của bệnh nhận trở thành vấn nạn nhức nhối trong xã hội
Có rất nhiều ý kiến ủng hộ quan điểm sa thải các Bác sĩ nhận phong bì, quà cáp của bệnh nhân, tuy nhiên đây có phải là biện pháp giải quyết hoàn toàn của mọi vấn đề hay không? Lời phát biểu của Bộ trưởng Bộ Y tế về vấn đề “phong bì” khiến dư luận xôn xao, phản hồi còn các nhân viên Y tế ngồi lại với nhau và chua chát. Không ít người cho rằng phải lập những đoàn kiểm tra, mặc thường phục đi “vi hành” ở các bệnh viện để giám sát tinh trạng nhận quà của bệnh nhân, cao hơn là nên lắp tất cả camera ở các khoa, các phòng khám chữa bệnh.
Đuổi việc Bác sĩ nhận phong bì có giải quyết tận gốc vấn đề?
Công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Bác sĩ Hoài Nam chia sẻ: Không khó để có thể chụp hình một Bác sĩ đang nhận phong bì, dù có đuổi việc họ thì đâu đó vẫn còn tình trạng Bác sĩ bị chụp hình đưa lên mạng để chỉ trích. Để rồi dư luận lại “gióng lên hồi chuông cảnh báo về y đức”, xã hội lại được một phen cực lực lên án bọn “lương y như dì ghẻ” lần lượt các Bác sĩ ra đi khỏi ngành Y vì nhận phong bao quá nhiều. Liệu khi các nhân viên Y tế bị tố cáo và bị sa thải khỏi ngành liệu chất lượng Y tế có được nâng cao hơn không? Bệnh nhân có tránh khỏi tình trạng nằm 2-3 người một giường không?
Hiện nay trong nền kinh tế thị trường ngành Y được gọi là dịch vụ Y tế và hãy nhìn theo con mắt thuần túy của người nông dân “mua cái gì –bán cái đó” không bàn đến các vấn đề kinh tế vĩ mô, chiến lược Y tế … Chúng ta không nên quá ngạc nhiên khi việc sử dụng đồng tiền để được khám nhanh hơn, kĩ hơn, được chăm sóc tận tình đầy đủ hơn, thái độ của Bác sĩ cũng khác hơn vì chính bản thân người bệnh mong muốn điều đó. Việc bỏ tiền ra để nhận về dịch vụ khám chữa bệnh tốt hơn là điều hiển nhiên vì cái người bệnh muốn mua đã được bán.
Bệnh nhân đang đòi hỏi sách nhiễu Bác sĩ quá nhiều
Có không ít những trường hợp bệnh nhân kêu than thì nghèo không có tiền đưa Bác sĩ nhưng lại lo lắng Bác sĩ khám qua quýt chăm sóc không tận tình. Bảo họ ra bệnh viện tư khám để được Bác sĩ hân hoàn niềm nở chào đón nhưng lấy đâu ra tiền?
Điều dưỡng viên bệnh viện Bạch Mai Ngọc Vân học Chuyển đổi Cao đẳng Y Dược Hà Nội chia sẻ: Có một thực tế mà người bệnh không chịu hiểu hoặc cố tình không hiểu rằng khám chữa bệnh nghĩa vụ, nghiệm vụ bắt buộc Bác sĩ phải làm để cứu chữa cho bệnh nhân. Cho dù bệnh nhân có đưa phong bì quà cáp hay không họ vẫn phải làm trọn nhiệm vụ của mình. Các tuyến bệnh viện ở Trung ương luôn ở trong tình trạng quá tải, mỗi ngày Bác sĩ phải tiếp đón hàng nghìn lượt bệnh nhân, trung bình mỗi Bác sĩ chỉ có khoảng 5 phút để khám chữa bệnh kê đơn cho người bệnh. Vì vậy mà áp lực công việc luôn đòi hòi nhanh, chính xác chứ không nên đổ lỗi cho Bác sĩ khám qua quýt. Nếu cố gắng khám kĩ hơn lại quay ra trách Bác sĩ khám chậm, để cho bệnh nhân chờ dài cổ.
Chính vì vậy điệp khúc dân nghèo không đủ tiền để có được dịch vụ Y tế chất lượng nhưng người bán (nhân viên Y tế) nhận không đủ tiền đáp ứng cho dịch vụ nên chỉ có thể thực hiện nghĩa vụ Y tế của mình. Vậy nguyên nhân nào khiến “y đức xuống cấp”, chất lượng dịch vụ y tế thấp phải chăng đều xuất phát do cái nghèo?
Tuyển sinh Cao đẳng Y Dược năm 2017
Có nên thả nổi bệnh viện?
Trước đây Nhà nước khống chế mức trần, hàng năm bệnh viện sẽ nhận ngân sách chi trả từ Nhà nước, người dân đi khám chữa bệnh chỉ phải trả một phần viện phí. Có người đùa rằng “Giờ mà thả nổi bệnh viện là bệnh viện chết “. Đến khi cả xã hội vận hành theo nền kinh tế thị trường lại không thu đủ chi, ngân sách không dủ cung khi thả nổi bệnh viện. Bác sĩ Hải An công tác tại bệnh viện Y học Cổ truyền Trường Giang giảng dạy văn bằng 2 Cao đẳng Dược buổi tối chia sẻ: Hiện nay bệnh viện tự cân đối thu chi nên phải bóp lưng buộc bụng trả lượng cho nhân viên Y tế thấp đến nỗi “Chúng tôi đã tự ăn vào người của chúng tôi”. Khi cho phép tăng viên phí trở về giá trị thật lại nói rằng “Giờ mà thả nổi bệnh viện thì bệnh nhân chết” bởi bệnh nhân nghề không có đủ tiền trả viện phí.
Vậy nguyên nhân sâu xa của toàn bộ sự việc không chỉ do dân nghèo, lương thấp, bệnh viện quá tải mà do quản lý từ bên trên. Muốn nâng cao chất lượng sức khỏe của người dân cần huy động cả nguồn lực đất nước chứ đừng khiến bệnh nhân và Bác sĩ đối lập ở hai bên tuyến chiến như bây giờ.
Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn