Sự thật giật mình trong nghề Y chỉ ai làm Bác sĩ mới hiểu
Mọi người cứ nghĩ rằng những người hành nghề Bác sĩ sẽ có khả năng tự bảo vệ chăm lo cho sức khỏe của mình nhưng trên thực tế lại khác xa.
- Có nghề nào lại nguy hiểm như nghề Y?
- Ngành Y là nơi kết tinh trí tuệ chứ không phải nơi tu hành
- Vực dậy nghề Y – Nghề cao quý bằng cách nào?
Nghề Bác sĩ có tỉ lệ tử vong cao nhất
Nghề Bác sĩ là một trong những nghề có tỷ lệ tự vẫn cao theo một báo cáo đăng tải trên trang the Daily Beast năm 2014 có đến 300 Bác sĩ tự tìm đến cái chết, mỗi ngày lại có một bác sĩ tự tử.
Những sự thật giật mình trong Ngành Y
Ngành Y dẫu có được trọng vọng có được cả xã hội ca ngợi kính nể, người Bác sĩ có tốt đẹp thế nào đi chăng nữa cũng không tránh khỏi những áp lực mệt mỏi trong nghề. Đặc biệt tỉ lệ tự tử ở Bác sĩ nữ cao hơn Bác sĩ nam.
Đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Bác sĩ Nam Anh chia sẻ: Ở trên thế giới nghề Bác sĩ có tỉ lệ tử vong cao ở mức báo động bởi dù có cố gắng thế nào cũng không tránh khỏi trầm cảm do áp lực trong nghề. Ở Việt Nam chưa có thống kê cụ thể về tỉ lệ Bác sĩ tự tử nhưng rất nhiều người trong nghề đã chứng kiến những vị bác sĩ vì không chịu được áp lực, dư luận xã hội do để xảy ra sai sót Y khoa như vụ Bác sĩ M tự tử ở bệnh viện Mắt Trung ương vẫn còn được kể lại. Áp lực từ mọi phía, lương tâm Y đức đè nặng đã khiến Bác sĩ tìm đến cái chết như một lối thoát bởi không ai thông cảm thấu hiểu cho mình.
Mỗi ngày ở Việt Nam cũng có rất nhiều Bác sĩ cảm thấy chán nản bởi chịu nhiều áp lực từ xã hội, dư luận, những lời kết án của người nhà bệnh nhân khiến họ suy sụp. Một trong những nguyên nhân dẫn đến những vụ tự tử đau lòng của Bác sĩ do bệnh trầm cảm không được phát hiện sớm và kịp thời điều trị.
Bác sĩ không tránh khỏi sai sót khi hành nghề
Hẳn ai cũng nghĩ người làm Bác sĩ có khả năng tự bảo vệ bản thân mình nhưng không phải vây. Bác sĩ cũng có tỉ lệ nghiện rượu cao nhất là Bác sĩ phẫu thuật. Trách nhiệm cứu tính mạng người bệnh luôn đè nặng lên đôi vai người Bác sĩ họ tìm đến rượu như một thứ để giải tỏa căng thẳng, áp lực nhưng đôi khi cách này phản tác dụng khi để xảy ra những sự cố sai sót trong Y khoa để lại những sai lầm đáng tiếc.
Điều dưỡng viên Ngọc An ở Bệnh viện Việt Đức đang học Cao đẳng Y Dược văn bằng 2 học cuối tuần chia sẻ: Bác sĩ không phải những vị “thánh nhân” để có thể vẩy tay đưa mạng sống con người trở lại. Trong Y khoa không thể tránh khỏi những sai sót cho dù Bác sĩ có sử dụng rượu hay không vẫn mắc những sai lầm, để xảy ra những sai sót đáng tiếc. Hầu như Bác sĩ nào cũng bị sốc khi phải đối mặt với những chỉ trích, phán xét của mọi người những câu “Bác sĩ vô trách nhiệm, Bác sĩ tắc trách” cứa vào lòng khiến họ sốc, sang chấn tâm lý nặng nề.
Nghề bác sĩ vốn mong manh, không an toàn
Đã từng có một Bác sĩ tâm sự rằng “nghề Bác sĩ mong manh nhất” liệu có ai đứng ra bảo vệ cho tính mạng Bác sĩ. Mỗi đêm trực mổ cấp cứu cho các ca bệnh nặng họ phải chịu sức ép lớn về tâm lý với quan niệm mổ phải thành công, phải cứu được người bệnh. Bác sĩ còn đối diện với nỗi lo bạo hành khi xã hội đen cầm dao kiếm, mã tấu đứng ngoài cửa chờ mình khi mổ cho những bệnh nhân là dân anh chị đấu đá bên ngoài.
Anh Thái Hòa điều dưỡng viên phụ mổ ở phòng Cấp cứu đang theo học Chuyển đổi Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội cho biết: Nếu như ở nhà hàng, khách sạn bạn có thể từ chối cung cấp dịch cho ai đó khi cảm thấy họ không an toàn nhưng Bác sĩ không được phép từ chối bởi đó là nghĩa vụ cứu người bắt buộc phải làm. Bởi đó là thiên chức của họ là cứu sống tính mạng con người. Môi trường ở bệnh viện không hề an toàn mà đủ những hỉ, nộ,ái, ố đời thường.
Không những vậy khi để xảy ra sự cố Y khoa chỉ có Bác sĩ phải chịu mọi sức ép từ cơ quan, bệnh nhân, dư luận, truyền thông báo chí… có người Bác sĩ nào thuê luật sư đấu tố thay mình. Họ chỉ biết chẩn đoán, thăm khám, kê đơn, bốc thuốc chữa bệnh… còn tranh cãi họ rất ngại. Họ cần lắm một đơn vị dám đứng ra bảo vệ bác sĩ nhưng đó chỉ là mơ ước chẳng bao giờ thành hiện thực.
Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn