Giải mã những hiểu nhầm về kem chống nắng mà bạn chưa biết?

Mới đây các nhà khoa học trong lĩnh vực chăm sóc da đã giải mã những hiểu lầm về kem chống nắng giúp bạn có mùa hè thật sôi động thỏa sức vui đùa với những hoạt động ngoài trời.

 

Giải mã những hiểu nhầm về kem chống nắng mà bạn chưa biết

Có sự khác biệt giữa UVA và UVB

Trên các trang tin y học thế giới, mặt trời phát ra tia cực tím ở dạng UVB và UVA, là nguyên nhân khiến bệnh ung thư da phát triển. Đối với UVB, đây là tia đốt cháy phá hủy các lớp nông của da gây ra cháy nắng trong khi tia UVA xuyên vào da sâu hơn, gây tổn thương ADN và lão hóa da dẫn đến ung thư da. Nếu như trước đó, UVA được xem là ít gây hại hơn UVB thì các nghiên cứu hiện nay chỉ ra rằng UVA góp phần gây ung thư da thông qua tổn thương ADN gián tiếp. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc không có bộ lọc UVA có thể là nguyên nhân gây ra tỷ lệ mắc u ác tính cao hơn ở người sử dụng kem chống nắng so với người không dùng.

Có nên sử dụng kem chống nắng?

Các chuyên gia Sức khỏe và làm đẹp cho biết, SPF là một số đo tác dụng bảo vệ da của kem chống nắng trước tia UVB nhưng SPF cũng quan trọng không kém trước tia UVA. Do đó khi mua các sản phẩm chống nắng, người tiêu dùng cần quan tâm đến hệ thống sao UVA được in ở mặt sau của lọ kem chống nắng. Nếu số sao (từ 0-5) sẽ cho biết tỷ lệ % bức xạ UVA được hấp thụ bởi kem chống nắng và nếu sản phẩm kem chống nắng có từ 4-5 sao được xem là tiêu chuẩn chống nắng tốt.

SPF và rám nắng “giả” không đi đôi với nhau

Nếu như bạn thấy các quảng cáo mang đến cho bạn làn da rám nắng mà vẫn có tác dụng bảo vệ thì hãy cảnh giác với những cám dỗ này. Bởi thành phần chính trong các sản phẩm “giả rám nắng” là chất Dihydroxyacetone (DHA) hoạt động bằng cách tạo ra phản ứng hóa học trên da. Trong khi đó, DHA là một hóa chất mạnh có thể tấn công các chất khác trong công thức sản phẩm. Tuy nhiên bạn cần làm gì để  có được làn da rám nắng? Cao đẳng Y Dược Hà Nội mục sức khỏe khuyên bạn nên sử dụng kem “giả rám nắng” vào tối hôm trước hoặc một vài ngày trước kỳ nghỉ sẽ giúp kem chống nắng hoạt động tốt hơn.

Nên sử dụng kem chống nắng chất lượng phù hợp với cơ địa của bản thân

SPF cao có tác dụng bảo vệ cao hơn?

Những phân tích mới nhất chỉ ra rằng, kem chống nắng có SPF cao như SPF 75 hay SPF 100 không bảo vệ tốt hơn so với SPF 30 trong khi thực tế có rất nhiều người lầm tưởng chúng mang lại tác dụng bảo vệ tốt hơn.

Kem chống nắng dạng xịt không phải lúc nào cũng tốt

Trong lần xem thông tin y tế, một giảng viên duyệt Hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết kem chống nắng dạng xịt làm giảm độ ẩm và độ ổn định quang học của da do chứa nhiều cồn. Tuy nhiên không vì thế mà bạn lo lắng bởi bạn chỉ cần tránh những sản phẩm liệt kê cồn trong danh sách một vài thành phần đầu tiên trong công thức và kiểm tra nhãn là được.

Sự thật về những loại kem chống nắng không gây nổi mụn

Tìm hiểu thông tin sức khỏe làm đẹp trên các trang web của Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, bạn sẽ thấy không phải các chất lọc tia UV gây ra mụn mà do các chất phối hợp cùng với chúng. Tuy nhiên hãy tránh những loại kem không tan vào da sau vài phút và cấu trúc nhờn. Đông thời không nên dùng chung kem chống nắng cho cả mặt và trên người mà hãy sử dụng riêng từng loại kem ở mỗi vùng da phù hợp.

Là sản phẩm thiết yếu cho mùa hè nhưng những hiểu biết về các dòng sản phẩm kem chống nắng không phải ai cũng biết, thậm chí là hiểu nhậm gây đến những tác hại, tổn thương đến da. Do đó, trước khi mua và sử dụng bạn nên tìm hiểu kỹ càng để có thể lựa chọn loại sản phẩm chất lượng phù hợp với làn da của bản thân.

Nguồn – ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version