Hà Nội đã khống chế thành công bệnh não mô cầu
Người dân có thể an tâm về tình hình bệnh não mô cầu ở Hà Nội. Được biết tình trạng lây truyền ở nơi phát sinh nguồn bệnh đã được khống chế, bệnh nhân ghi nhận nhiễm não mô cầu đang được cách ly và điều trị tích cực.
- Bệnh não mô cầu đã xuất hiện tại Hà Nội, nhiều sinh viên phải cách ly
- Mách mẹ cách nhận biết dấu hiệu bệnh viêm màng não ở trẻ
- Viêm não mô cầu ở trẻ có thể gây tử vong nhanh chóng
Khống chế thành công bệnh não mô cầu ở Hà Nội
Ngày 30/11, xuất hiện ca nhiễm bệnh não mô cầu đầu tiên ở Hà Nội. Bệnh nhân là nữ sinh 18 tuổi tại Trung tâm Nhật ngữ (phố Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội). Sau khi xuất hiện các triệu chứng sốt, đau đầu, nổi ban…đã được chuẩn đoán mắc bệnh não mô cầu. Do căn bệnh có tính lây truyền, 2 người bạn học của nạn nhân sau đó cũng có những triệu chứng tương tự.
Hiện tại cả 3 bệnh nhân đang được điều trị và cách ly tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, sức khỏe của cả 3 bệnh nhân đã ổn định, có thể ra viện trong 1-2 ngày tới.
Đại diện Trung tâm Y tế dự phòng cho biết, ngay khi nhận thông báo về bệnh nhân não mô cầu, Trung tâm đã thành lập đội ứng phó dịch, tiến hành khử khuẩn, điều tra dịch tễ tại Trung tâm nhật ngữ – nơi xuất hiện bệnh, cách ly và xét nghiệm các trường hợp có khả năng lây bệnh, lập danh sách và cung cấp kháng sinh phòng bệnh cho tất cả giáo viên, học viên tại Trung tâm nhật ngữ.
Cho đến tình, tình hình bệnh não mô cầu ở Hà Nội về cơ bản đã được khống chế, không còn lo ngại về khả năng lây nhiễm bệnh.
Hiểu đúng về Bệnh não mô cầu
Theo thông tin của Cục Y tế dự phòng, bệnh não mô cầu là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi khuẩn não mô cầu gây ra.
Bệnh thường diễn biến nhanh, tác động đến mọi đối tượng, tỷ lệ tử vong lên đến 15%. Các nguyên nhân gây bệnh não mô cầu bao gồm: Nhiễm vi khuẩn não mô cầu, có vi khuẩn trong họng, nhiễm bệnh do lây truyền từ người bệnh khác…
- Các triệu chứng thường gặp nhất bao gồm:
- Sốt cao, có thể khiến cơ thể li bì bất tỉnh do sốt.
- Đau đầu mạnh. Đau mỏi vùng gáy, cổ.
- Xuất hiện ban xuất huyết như những mụn nước hoặc hình sao.
- Nôn và buồn nôn, người mệt mỏi, khó chịu…
Khi có các triệu chứng trên, người bệnh cần nhanh chóng đến các Trung tâm y tế để được bác sĩ khám và tư vấn điều trị phù hợp, tránh lây nhiễm cho những người xung quanh.
Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh não mô cầu?
Hiện nay tại Hà Nội và các Thành phố lớn trong cả nước đều được cung cấp vắc xin phòng bệnh não mô cầu. Tuy nhiên nguy cơ nhiễm bệnh rình rập mọi đối tượng trong khi không phải ai cũng chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh. Vì vậy ngoài tiêm phòng, mọi người có thể áp dụng những phương pháp phòng ngừa bệnh não mô cầu như sau:
- Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên. Súc miệng bằng nước mũi mỗi ngày để tránh vi khuẩn cư trú tại mũi họng.
- Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi phù hợp để nâng cao sức đề kháng của con người.
- Nơi làm việc, không gian sống thông thoáng, sạch sẽ.
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bệnh vì não mô cầu có thể lây truyền qua đường hô hấp rất nhanh.
Khi có các biểu hiện của bệnh não mô cầu, hãy đến ngay các Trung tâm y tế để được khám và điều trị bệnh kịp thời, tránh tình trạng bệnh nặng thêm cũng như khả năng lây lan đến những người xung quanh.
Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn