Học gì – dạy gì với đào tạo Đại học 3 năm?
Việc rút ngắn thời gian lấy bằng Đại học xuống còn 3 năm theo như khung chương trình giáo dục quốc gia mới, dẫn đến các trường phải thay đổi khung chương trình đào tạo và môn học cho phù hợp.
- Thứ trưởng lý giải tại sao chỉ cần học Đại học trong 3 năm
- Các trường Đại học năm 2017 sẽ xét tuyển tập trung?
- Đào tạo Đại học ngành Y đặc thù khó rút ngắn thời gian
- Các Trường đại học Y Dược- Bộ Y tế không rút ngắn thời gian đào tạo 6 năm
Theo các chuyên gia giáo dục việc thay đổi khung cơ cấu chương trình giáo dục quốc gia, trong đó việc Bộ sẽ cho phép rút ngắn thời gian đào tạo Đại học chính quy xuống 3 năm. Điều đầu tiên là các trường phải xem xét cải cách chương trình giáo dục ở chính các môn học của trường mình.
Học gì để phù hợp với giáo dục Đại học 3 năm
Một trong những loay hoay của các trường và cần phải rà soát lại chương trình đào tạo các ngành đó là nên giảm khối lượng các môn học hay tăng cường độ các môn học lên để cho phù hợp với khung chương trình chuẩn quốc gia mà vẫn đáp ứng được chất lượng của giáo dục Đại học chính quy.
Đối với nhiều ý kiến cho rằng việc đào tạo Đại học ở các trường hiện nay còn nặng các kiến thức đại cương và ít thực tế nhất là những ngành gắn với lý luận. Cũng có nhiều ý kiến cho rằng nếu rút ngắn chương trình đại học xướng 3 năm phải tăng lượng môn học của mỗi năm lên chứ không thể rút đi được. Như vậy chương trình đào tạo đại học phải nặng lên.
Theo ông Lê Viết Khuyến, Trưởng ban Đảm bảo chất lượng Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam cho biết: “chương trình đào tạo đại học với chỉ 120 tín chỉ như hiện nay ở Việt Nam còn nhẹ. Nếu thiết kế lại đổi mới nội dung học chương trình phải tích hợp các môn chứ không thể giảm khối lượng.
Còn theo ông Nguyễn Văn Nhã, nguyên trưởng ban Đào tạo và giáo dục tuyển sinh, Đại học Quốc Gia Hà Nội khẳng định việc rút ngắn thời gian đào tạo Đại học là việc làm rất phù hợp để nước ta hội nhập quốc tế. Hiện nay rất nhiều chưng trình đào tạo ở các nước Châu Âu đều rút ngắn thời lượng học tập, điều này còn phù hợp với phương thức đào tạo tín chỉ mà trước đó Bộ GD&ĐT chỉ đạo.
Theo ông Nhã cho biết với tình hình đào tạo hiện nay gồm 4 năm bao gồm khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở, khối kiến thức ngành và cuối cùng là khối kiến thức chuyên ngành. Nếu đào tạo 4 năm thì khối kiến thức chung các sinh viên mất ít nhất 1 năm đầu để hoàn thành và có 3 năm để hoàn thanh khối kiến thức chuyên ngành. Vì thế nếu rút ngắn 3 khối kiến thức chuyên ngành sẽ ảnh hưởng đến chất lượng. Do đó muốn giảm bớt thời lượng đào tạo chỉ có một cách là tăn cường độ hoặc tiến hành dạy tích hợp.
Còn theo Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên ĐBQH đưa ra ví dụ: “ ở môn Toán trong khối các trường Khoa học tự nhiên và Khoa học kĩ thuật, công nghệ….thì học đến cấp độ nào và có nhất thiết phải trải qua 4 tín chỉ như hiện tại đang giảng dạy ở các trường Đại học không. Tương tự với các môn Lý, Hóa…phải tính toán làm sao phù hợp với các chuyên ngành của từng trường”.
Lập các câu lạc Bộ thay vì dạy thể dục
Một ý kiến được cho là có chất lượng của giáo sư, nguyên Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết cho rằng việc giảng dạy môn giáo dục thể chất trong các trường Đại học cần được xem xét lại. Có nhất thiết phải xem nó là một môn học và cho điểm như bây giờ hay chỉ nên tổ chức dưới hình thức các câu lạc bộ để cho sinh viên tham gia và hoạt động.
Cũng đồng quan điểm trong việc chuyển đổi các môn học kĩ năng sang phương pháp ngoại khóa để cấp giấy chứng nhận khi không thể cắt giảm chương trình chỉ có cách đó. Hoặc thay đổi phương pháp học và cho học sinh tự bố trí thời gian biểu và sắp xếp từ đó sinh viên sẽ chủ động. Đây là những quan điểm của Thạc sĩ Phạm Thái Sơn (Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TPHCM)
Lam Hạ: Ytevietnam.edu.vn