Khi trẻ bị viêm tai ngoài mẹ phải làm gì để con nhanh khỏi bệnh
Viêm tai ngoài ở trẻ làm bé đau nhức, tê buốt, quấy khóc, biếng ăn, cơ thể suy nhược… Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Với những mẹo dưới đây sẽ giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.
- Điều trị viêm tai ngoài như thế nào là hiệu quả nhất
- Những hậu quả khôn lường của bệnh viêm tai ngoài
- “Điểm mặt” những nguyên nhân gây viêm tai ngoài
Nguyên nhân gây viên tai ngoài ở trẻ
Viêm tai ngoài ở trẻ thường do những vật lạ vào tai như tăm bông, dụng cụ lấy ráy tai gây xước khiến vi khuẩn từ ngoài xâm nhập vào tai làm trẻ bị viêm tai. Ban đầu có thể trẻ chỉ bị đau ngoài tai, nhưng nếu nặng hơn có thể trẻ đã bị viêm ống tai ngoài gây đau đớn cho trẻ khiến trẻ quấy khóc.
Việc dùng nút tai hoặc tai nghe cũng có thể khiến hoạt động của màng nhĩ của trẻ bị tác động bởi những âm thanh quá lớn khi tác động vào tai cũng dễ làm trẻ bị viêm tai ngoài.
Tai trẻ có thể bị ướt do bơi lội hoặc tắm làm chảy nước vào tai khiến môi trường và áp xuất trong tai thay đổi gây ra hiện tượng ù tai đần dần có thể bị viêm tai.
Ngoài ra trẻ thường mắc một số bệnh như viêm tai giữa, viêm da, vảy nến, nhiễm khuẩn làm ảnh hưởng đến tai ngoài và gây viêm tai ở trẻ. Hoặc các chất hóa học như sữa tắm, xà phòng, bột giặt xâm nhập vào tai gây viêm tai.
>Hãy truy cập chuyện mục Sức khỏe làm đẹp để biết thêm những thông tin hữu ích về bệnh lý và chăm sóc sức khỏe mẹ và bé một cách tốt nhất.
Những tuyệt chiêu giúp trẻ nhanh khỏi bệnh
Viêm tai ngoài ở trẻ, mẹ tuyệt đối không cho con bơi lội, tắm rửa ở những nơi ao hồ, nước đang bị ôi nhiễm để tránh tai bị ẩm ướt và vi khuẩn xâm nhập vào tai tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào tai làm vi khuẩn phát triển nhanh hơn.
Sau khi tắm hoặc xông hơi cho trẻ, mẹ có thể làm khô tai cho trẻ bằng máy sấy tóc, tuy nhiên cũng cần cẩn thận khi sử dụng máy sấy tóc để không ảnh hưởng tới tai của bé.
Khi trẻ bị bệnh lý viêm tai tuyệt đối không được sử dụng các dụng cụ ngoáy tai sắc nhọn và cứng để lấy ráy tai tro trẻ tránh làm xước lớp bảo vệ da của trẻ thêm nữa. Hơn nữa không nên đưa dụng cụ ngoáy tai vào sâu khoang tai làm thủng màng nhĩ của trẻ.
Khi trẻ bị viêm tai ngoài cần vệ sinh tai cho trẻ cẩn thận, không tự ý điều trị nếu, tốt nhất khi trẻ có những biểu hiện viêm tai các mẹ nên đưa con tới các bệnh viện chuyên khoa để được điều trị kịp thời tránh để lâu gây biến chứng nặng nề.
Ngoài ra, khi trẻ bị viêm tai cần kết hợp với việc ăn uống và giữ gìn vệ sinh đúng cánh, tập luyện thể dục đều đặn nhằng tăng cường sức khỏe và sức đề kháng cho trẻ không để vi khuẩn xâm nhập thêm gây ảnh hưởng đến tai của trẻ.
Thanh Hiên: ytevietnam.edu.vn