Kỹ thuật xét nghiệm sinh học phân tử giúp đảm bảo truyền máu an toàn
Có nhiều loại vi khuẩn có thể lây nhiễm trong quá trình truyền máu mà các phương pháp xét nghiệm thông thường có thể phát hiện ra. Tuy nhiên, với những căn bệnh mới lây nhiễm, lượng vi khuẩn trong máu còn ít thì chỉ kỹ thuật xét nghiệm sinh học phân tử mới có thể làm được điều này. Kỹ thuật xét nghiệm sinh học phân tử được coi như mở ra một kỷ nguyên mới cho công đoạn truyền máu.
- Bộ Y tế chỉ đọa xét nghiệm miễn phí nếu nghi nhiễm virus Zika
- Xét nghiệm đột biến Gen – phương pháp kiểm soát tế bào ung thư
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi
Kỹ thuật xét nghiệm sinh học phân tử giúp đảm bảo truyền máu an toàn
Kỹ thuật xét nghiệm sinh học phân tử (NAT)
Kỹ thuật xét nghiệm sinh học phân tử là một trong những kỹ thuật xét nghiệm máu tiên tiến nhất trên thế giới đã được áp dụng ở Việt Nam.
Kỹ thuật xét nghiệm sinh học phân tử dùng nguyên lý phản ứng khuếch đại, nhân lên gấp đôi các vật liệu di truyền ở các virus gây bệnh nằm trong máu, vì vậy tăng khả năng phát hiện lượng virus này khi chúng chỉ mới bị viêm nhiễm, điều mà nhiều phương pháp xét nghiệm máu truyền thống không làm được.
Việc áp dụng kỹ thuật xét nghiệm sinh học phân tử giúp người bệnh được truyền máu ngăn chặn được nguy cơ lây truyền của những virus mới phát triển sang người nhận máu.
Kỹ thuật này rút ngắn thời gian cửa sổ xuống hơn một nửa so với thời gian trước kia.
Mỗi khi truyền máu, các Bác sĩ thường lo lắng lượng máu truyền cho bệnh nhân sẽ gây nhiễm một số loại bệnh mà mình không kiểm soát được. Chính vì vậy bằng nhiều nỗ lực, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đã áp dụng phương pháp này vào trong xét nghiệm máu để sàng lọc ra những đơn vị máu an toàn, giúp người bệnh tránh được nguy cơ lây nhiễm thụ động trong quá trình truyền máu gây ra.
Tiếp nối theo Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, nhiều bệnh viện lớn trên cả nước cũng đã ứng dụng công nghệ này vào xét nghiệm như: Viện Huyết học – Truyền máu Tp. Hồ Chí Minh, Viện Huyết học – Truyền máu Cần Thơ, và Bệnh viện Chợ Rẫy. Và đây cũng là kỹ thuật được Bộ Y tế ban hành thông tư hướng dẫn cho các trung tâm truyền máu, cùng các khoa xét nghiệm sàng lọc máu trên cả nước theo lộ trình nhất định, để người bệnh có thể được truyền những đơn vị máu đã được sàng lọc.
Yêu cầu kỹ thuật khi thực hiện phương pháp này
Sở dĩ phương pháp này chưa thể áp dụng phổ biến tại nhiều bệnh viện trên cả nước là do những yêu cầu về kỹ thuật này khá khắt khe để hạn chế những sai sót có thể xảy ra trong quá trình xét nghiệm.
Thứ nhất về kỹ thuật tổng hợp PCR, nếu nồng độ nguyên liệu không đúng, điều nhiệt không đủ theo giai đoạn thì phản ứng PCR sẽ thấp, kết quả xét nghiệm sẽ không hiện ra và xảy ra sự chồng chéo giữa các mẫu thử.
Thứ hai về đảm bảo kỹ thuật Real-time PCR: Đây là bước để mẫu xét nghiệm so sánh với mẫu chuẩn rồi tính được nồng độ DNA của mẫu thử. Bởi vậy đòi hỏi phải có mẫu thử chuẩn. Thường xét nghiệm này phải so sánh với 5 mẫu chuẩn, và chênh lệch phải nằm trong sự cho phép. Cho nên những người thực hiện xét nghiệm này cũng đòi hỏi có kỹ thuật cao và độ kiên trì.
Kỹ thuật xét nghiệm sinh học phân tử là ứng dụng có nhiều ưu điểm và nhờ những xét nghiệm này mà có những giải thích tương quan cho các căn bệnh như ung thư và nhiều căn bệnh khác. Song do chi phí của kỹ thuật xét nghiệm này khá tốn kém nên chưa ứng dụng phổ biến được.
Đào Trịnh – Ytevietnam.edu.vn.