Làm thế nào để nhận biết viêm tai giữa xung huyết ở trẻ?

Viêm tai giữa xung huyết còn được gọi là viêm tai giữa xuất tiết dịch rỉ. Bệnh này khi mới bị, thường khó phát hiện vì triệu chứng giống viêm đường hô hấp trên nên bị che mờ. Bệnh cần được điều trị kịp thời và đúng phương pháp nếu không sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Viêm tai giữa xung huyết có thể làm trẻ giảm thính lực
Viêm tai giữa xung huyết có thể làm trẻ giảm thính lực

Nguyên nhân viêm tai giữa xung huyết

Nguyên nhân viêm tai giữa xung huyết ở trẻ chủ yếu do viêm vòm mũi họng hoặc viêm amidan lan vào vòi nhĩ gây tắc voi dẫn đến xuất tiết hòm nhĩ, làm cho vi khuẩn phát triển. Đây là giai đoạn trước của viêm tai giữa mủ do vi khuẩn có độc tố thấp hơn nên chưa dẫn đến tạo mủ.

Triệu chứng viêm tai giữa xung huyết

Khi bị viêm tai giữa xung huyết trẻ sẽ có biểu hiện đau tai, thi hoảng nhói trong tai hoặc đau sâu trong ống tai rồi lan xuống hàm dưới.

Khi bị bệnh này trẻ sẽ có cảm giác ù tai, giảm thính lực, ban đầu thường không rõ vì vậy thường khó phát hiện. Vì vậy mẹ và bé cần hết sức cảnh giác để phát hiện bệnh.

Viêm tai giữa sung huyết làm cho màng tai hồng hơn

Biểu hiện trong tai, màng nhĩ có dấu hiệu hồng hơn bình thường, màng nhĩ lõm, trong hòm nhĩ có ít dịch…

Triệu chứng viêm tai giữa xung huyết ở trẻ thường diễn biến trong thời gian ngắn, chỉ khi tre bị viêm amidan, viêm mũi họng, hiện tượng đau mới xuất hiện trở lại. Một số trường hợp không điều trị kịp thời có thể chuyển thành viêm tai giữa có mủ.

Điều trị viêm tai giữa xung huyết

Khi bị viêm tai giữa xung huyết xung huyết tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác.

Phát hiện bệnh, với mũi bác sĩ sẽ cho trẻ uống thuốc chống xung huyết, giảm phù nề, co mạch và thuốc nhỏ mũi. Còn ở tai, trẻ thường được chỉ định dùng thuốc giảm đau, kháng viêm.

Cần sớm điều trị viêm tai giữa xung huyết ở trẻ

Ngoài ra, còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ tiến hành điều trị các chứng nhứ: Viêm mũi, nhỏ mũi chữa viêm xoang. Sử dụng khí dung mũi xoang để làm thông với vòi nhĩ, hoặc được chỉ định nạo viêm amidan… hoặc tùy thuộc vào tình hình bệnh nhân sẽ có các phương án điều trị riêng.

Để điều trị viêm tai giữa xung huyết ở trẻ một cách triệt để, bác sĩ có thể sẽ sử dụng phương pháp điều trị toàn thân, kê thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, giảm đau, hạ sốt… hoặc tiêm, tùy vào kết quả xác định nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc thích hợp với tình hình của bệnh.

Để có thể điều trị viêm tai giữa một cách triệt để, bệnh nhân cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị của các bác sĩ chuyên khoa. Sau khi hết đợt điều trị, bệnh nhân cần đi khám định kỳ theo chỉ định để phòng tránh bệnh tái phát và có hướng xử lý kịp thời nếu bệnh có diễn biến khác.

Thanh Hiên: ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version