Làm thế nào để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ngày thi THPT quốc gia?
Rối loạn tiêu hóa gây ra không ít phiền toái cho người mắc phải, khiến cơ thể mệt mỏi, đặc biệt là các sĩ tử trong những ngày thi.
- Gần 900 nghìn thí sinh đến các địa điểm thi làm thủ tục thi THPT quốc gia 2019
- Phòng tránh rối loạn tiêu hóa và những bệnh đường ruột khác
- Biện pháp Đông Y điều trị chứng khó tiêu hiệu quả và an toàn
Làm thế nào để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ngày thi THPT quốc gia?
Theo Tin tức Y học, mùa hè nóng nực, thức ăn dễ bị ôi thiu nên số người mắc các bệnh về tiêu hóa cũng tăng lên. Rối loạn tiêu hóa gây ra không ít phiền toái cho các sĩ tử, khiến cơ thể mệt mỏi, đứng ngồi không yên và ảnh hưởng đến việc làm bài thi.
Dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa?
Bác sĩ Phạm Văn Hữu, giảng viên Cao đẳng Vật lý trị liệu – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, một số dấu hiệu đặc trưng của rối loạn tiêu hóa là đau bụng có lúc lâm râm âm ỉ có lúc quặn thắt từng cơn, thói quen đi đại tiện bị thay đổi. Phần lớn những người mắc bệnh rối loạn tiêu hóa thường xuyên thấy chướng bụng, đầy hơi, đôi khi có triệu chứng buồn nôn, đắng miệng, ợ chua, ợ nóng…
Cách phòng ngừa rối loạn tiêu hóa trong những ngày thi
Để giúp hệ tiêu hóa ổn định, phòng ngừa rối loạn tiêu hóa trong những ngày thi, các sĩ tử cần lưu ý:
Ăn uống đảm bảo vệ sinh: Điều quan trọng đầu tiên là sĩ tử cần ăn uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi và những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, không nên các loại thức ăn nghi ngờ nhiễm khuẩn, để trong tủ lạnh quá lâu hay những thức ăn đường phố không rõ xuất xứ.
Hạn chế các đồ uống có gas: Các sĩ tử nên hạn chế uống nước có gas, cà phê, những loại bánh kẹo nhiều đường hay thực phẩm đóng hộp chế biến sẵn….
Ăn uống đúng bữa: Thí sinh nên ăn uống đúng bữa, nhai kĩ trước khi nuốt để tránh cho dạ dày phải làm việc nhiều. Bổ sung thêm nhiều rau xanh vào khẩu phần ăn hàng ngày, giảm bớt thịt và các thức ăn giàu chất đạm…
Các thực phẩm nên tránh: Các sĩ tử ngày thi THPT quốc gia nên tránh ăn một số loại thực phẩm cụ thể như: hành, tỏi, bắp cải, rau húng, cần tây, nho khô, mận… Sữa rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu bạn đang gặp vấn đề về tiêu hóa thì nên tránh xa chúng bởi đường lactose trong sữa là thành phần khó tiêu với bộ máy tiêu hóa không được khỏe mạnh. Các thí sinh cũng nên tránh xa những món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị cay nóng để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa . Đặc biệt đối với những thí sinh có tiền sử về bệnh ở đường tiêu hóa cần duy trì chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý. Thí sinh nên đảm bảo ăn đủ bữa (bữa sáng, bữa trưa, bữa tối) để phân bố về năng lượng cũng như các chất dinh dưỡng. Tránh ăn quá vội vàng, đứng để ăn, ăn quá nhiều trong một bữa.
Tránh ăn những thực phẩm chiên rán
Ăn chín uống sôi, nên ăn ngay sau khi vừa chế biến. Thức ăn nên chế biến đơn giản, không quá cầu kỳ, không nên cho quá nhiều loại gia vị. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã chế biến tránh ruồi, nhặng đậu vào. Phải rửa tay thật sạch trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh.
Không nên mua quá nhiều thực phẩm dự trữ, nấu quá nhiều món, bảo quản thức ăn không tốt sẽ gây nên rối loạn tiêu hoá hoặc có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Chúc các sĩ tử có một kỳ thi suôn sẻ và đạt kết quả tốt.