Làm thế nào để trẻ mắc quai bị nhanh khỏi bệnh?
Bệnh quai bị là bệnh chuyên khoa thường gặp ở trẻ em. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh quai bị sẽ để lại nhiều di chứng cho người mắc bệnh sau này.
- Nguyên nhân nào gây tăng động giảm chú ý ở trẻ thưa bác sĩ?
- Đừng để con trẻ mất mạng vì một chiếc răng sâu
- Những điều mẹ cần biết về bệnh viêm phế quản ở trẻ em
Cách chữa khỏi bệnh quai bị nhanh
Bệnh quai bị là gì?
Bệnh quai bị là bệnh chuyên khoa truyền nhiễm, bệnh do virut quai bị gây ra, đặc trưng bởi dấu hiệu viêm tuyến mang tai không hóa mủ. Bệnh quai bị thường kéo dài khoảng 7 – 10 ngày, bệnh có thể sưng 1 hay 2 bên tuyến mang tai, vùng sưng viêm có thể lan đến má, dưới hàm và có khi lan đến ngực gây phù trước xương ức. Khi có biểu hiện phù trước xương ức là biểu hiện bệnh phức tạp, cần theo dõi sát, tốt nhất nên nằm viện theo dõi.
Bệnh quai bị thường lành tính và có thể điều trị và chăm sóc tại nhà nhưng nếu chăm sóc không tốt thì có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, biến chứng vô sinh do quai bị gây ra đó là gây vô sinh ở cả namn và nữ giới, tuy nhiên tỷ lệ này rất nhỏ khoảng dưới 10% trẻ mắc quai bị bị vô sinh.
Chăm sóc trẻ mắc quai bị tại nhà
Theo điều dưỡng chuyên khoa nhi Lâm Thị Nhung giảng viên bộ môn Điều Dưỡng, Cao đẳng Y – Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur cho biết việc chăm sóc trẻ mắc quai bị tại nhà vô cùng quan trọng nó ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả điều trị của con vì vậy việc đầu tiên các ông bố bà mẹ cần làm cho con đó là cần cho trẻ một chế độ nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế hoặc không cho trẻ vận động nhiều, đặc biệt trong trường hợp trẻ sưng tinh hoàn thì trẻ cần được nghỉ ngơi tuyệt đối.
Chăm sóc trẻ mắc quai bị ngay tại nhà
Chế độ dinh dưỡng cũng vô cùng quan trọng trong quá trình chăm sóc trẻ quai bị tại nhà, nên cho trẻ ăn uống đầy đủ, không kiêng cữ, thông thường các bé bị quai bị ăn uống rất khó khăn, cần phải chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Nếu con bạn quá sốt hoặc quá đau bạn có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt giảm đau như paracetamol với liều từ 10-15mg/kg thể trọng/ngày, mỗi lần uống cách nhau tối thiểu 4h và nếu trẻ hết sốt thì mẹ không cần thiết phải cho trẻ uống vì thuốc cũng gây hại nhất định cho gan và thận và nên kết hợp với biện pháp chườm ấm để hạ sốt và giảm đau cho trẻ.
Vì trẻ quai bị thường có sốt, nên tình trạng mất nước sẽ rất dễ sảy ra vì vậy các mẹ nên tích cực cho trẻ uống nhiều nước, tốt nhất là nên cho trẻ uống nước Oresol và có thể cho trẻ uống nước hoa quả để bổ sung Vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ
Khi chăm sóc trẻ mắc quai bị tại nhà các mẹ nên hạn chế cho trẻ ra ngoài chơi tránh gió, nên giữ trẻ trong nhà cho đến khi vùng sưng tấy có dấu hiệu giảm(thường nên giữ trẻ trong nhà ít nhất từ 7-9 ngày). Khi con bị mắc bệnh không nên cho đến trường, các khu vực vui chơi công cộng vì có thể lây bệnh cho những bạn khác.
Phụ huynh không nên tự chữa bệnh quai bị cho trẻ
Một sai lầm khi chăm sóc trẻ mắc quai bị tại nhà mà các bậc phụ huynh hay mắc phải là tự ý bôi hoặc đắp, phun những loại thuốc dân gian ở tuyến mang tai đề phòng nhiễm độc, điều này rất nguy hiểm vì có thể gây cho trẻ bội nhiễm hay dị ứng ơ những trẻ có cơ địa dị ứng.
Các mẹ nên tăng cường vệ sinh răng-miệng-họng cho con, đừng vì tâm lý sợ con đau mà ngại vệ sinh vì có thể gây nên tình trạng viêm họng thậm chí là viêm phổi ở trẻ. Nên cho con trẻ nước muối pha loãng tốt nhất là nước muối sinh lí 0,9%. Ở nơi có lá lốt, rau diếp cá, húng chanh có thể dùng 2-3 thứ cùng đun kỹ, cho ít muối, lọc cho xúc miệng hàng ngày nhiều lần. Nếu trẻ có dấu hiệu viêm não-màng não, viêm tụy… cần cho đi bệnh viện.
Khi chẳng may con bạn có dấu hiệu tinh hoàn sưng đau thì tốt nhất bạn nên đưa con đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị. Trong thời gian này con bạn cần được nằm nghỉ, sử dụng dụng cụ đeo nâng bìu hoặc mặc quần “nhỏ” chật. Trường hợp đau nhiều có thể chườm túi đá, dùng các thuốc chống viêm. Khi có biến chứng viêm tụy tạng có thể dùng thuốc giảm đau, thuốc chống nôn…
Mong rằng với những thông tin mà thầy thuốc tư vấn của chúng tôi cung cấp bạn đã biết cách chăm sóc trẻ bị quai bị tại nhà.
Ngọc Mai – Ytevietnam.edu.vn