Lịch tiêm phòng theo từng độ tuổi cho trẻ năm 2017
Dưới đây là Lịch tiêm phòng theo từng độ tuổi của trẻ năm 2017 đầy đủ nhất. Cha mẹ hãy lưu lại để đưa con đi tiêm phòng đầy đủ theo lịch tiêm phòng mở rộng của Bộ Y tế nhé!
- Những trường hợp nào cần được tiêm phòng uốn ván?
- Nhanh như điện tiện như sử dụng sổ tiêm chủng Zalo
- 9 loại vac-xin cần tiêm phòng trước khi mang thai cho phụ nữ
Lưu ý trước khi tiêm phòng trẻ
Tiêm phòng đầy đủ theo lịch tiêm phòng theo từng độ tuổi của trẻ là cách để mẹ bảo vệ con yêu khỏi các tác nhân gây bệnh. Những lưu ý trước khi tiêm phòng cho trẻ dưới đây sẽ giúp mẹ và bé có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, hạn chế những tình huống có thể xảy ra:
- Trước khi tiêm phòng không nên cho trẻ ăn quá no hoặc quá đói.
- Giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ để phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng do vết tiêm.
- Mỗi lần tiêm phòng đều mang theo sổ khám bệnh và thông báo chi tiết tình trạng sức khỏe của bé với nhân viên y tế, đặc biệt những trẻ có tiền sử dị ứng, bệnh mãn tính hoặc có phản ứng với các loại vắc xin khác.
- Thực hiện kế hoạch tiêm theo lịch tiêm phòng cho trẻ theo từng độ tuổi và chỉ dẫn của bác sĩ vì mỗi loại vắc xin có một thời gian cách nhau giữa hai lần tiêm phòng khác nhau.
Lịch tiêm chủng cho trẻ theo từng độ tuổi năm 2017
Trẻ sơ sinh
- Trong 24h đầu tiên sau khi chào đời, trẻ sơ sinh cần tiêm vắc xin phòng Viêm gan siêu vi B.
Dưới 1 tháng tuổi
- Tiêm vắc xin ngừa lao phổi, BCG.
Trẻ từ 2- 6 tháng tuổi
- Tiêm phòng Ho gà, bạch hầu, bại liệt mũi 1, 2, 3, uốn ván.
- Tiêm mũi Hib 1, 2, 3.
- Tiêm phòng viêm gan siêu vi B mũi 2, 3, 4.
- Tiêm vắc xin ngừa Virus Rota.
- Liều lượng và thời gian giữa các lần tiêm phòng thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Trẻ từ 6 – 9 tháng tuổi
- Tiêm phòng cúm ( 1- 2 liều).
- Tiêm phòng viêm màng não mô cầu BC.
Giai đoạn 9 tháng
- Cho trẻ tiêm phòng sởi.
12 – 24 tháng
- Tiêm vắc xin ngừa bệnh thủy đậu ( 1 – 2 liều).
- Viêm não nhật bản (3 liều)
- Sởi – Quai bị – Rubella.
- Viêm gan A (2 liều).
- Sởi mũi nhắc lại.
- Ho gà, bạch hầu, uốn ván mũi nhắc lại.
- Tiêm phòng nhiễm trùng do HiB, Viêm gan B nhắc lại.
Lịch tiêm phòng cho theo từng độ tuổi cho trẻ trên 24 tháng
- Trẻ từ 2 tuổi cần tiêm phòng Viêm màng não mô cầu A + C.
- Thương hàn.
- Tiêm phòng nhiễm trùng do phế cầu.
Trẻ trên 36 tháng
- Tiêm phòng cúm.
- Viêm não Nhật Bản.
Trẻ từ 5 – 15 tuổi
- Tiêm vắc xin ngừa sởi – quai bị – rubella mũi nhắc lại.
- Viêm não Nhật Bản (nhắc mỗi 3 năm).
- Bé gái từ 9 tuổi cần tiêm phòng chống Virus HPV gây ung thư cổ tử cung.
Một số tác dụng phụ trẻ thường gặp khi tiêm phòng
Sau khi thực hiện tiêm phòng theo Lịch tiêm phòng theo từng độ tuổi của trẻ, đa số trẻ sẽ gặp một số tác dụng phụ thường gặp như:
- Sốt nhẹ, sưng đỏ quanh chỗ tiêm, có thể bị phồng rộp.
- Một số trường hợp nhạy cảm có thể đau tại chỗ từ 6 – 8 tiếng, nổi cục cứng, sưng đỏ.
- Các hiện tượng này là bình thường và sẽ tự khỏi sau 1 -2 ngày. Do đó cha mẹ cần bình tĩnh theo dõi phản ứng của trẻ, trong trường hợp cần thiết như sốt cao quá 2 ngày, vùng tiêm bị đau dữ dội, trẻ quấy khóc nhiều…cha mẹ nên đến cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra tình trạng cụ thể để tránh rủi ro khi tiêm phòng cho trẻ.
- Không dùng các phương pháp giảm sưng theo kinh nghiệm dân gian truyền tai như đắp chanh, khoai tây…có thể khiến vùng da nhạy cảm của trẻ bị dị ứng. Thay vào đó, mẹ hãy dùng đá lạnh chườm vào vết tiêm để bé giảm đau.
- Tuyệt đối không cho bé uống thuốc có thành phần aspirin hoặc axit salicylic sẽ tạo ra phản ứng với vắc xin gây ra tác hại nghiêm trọng.
Tất cả trẻ dù ở độ tuổi, thể trạng nào cũng đều cần được tiêm phòng đầy đủ. Bởi vậy, cha mẹ cần chủ động theo dõi lịch tiêm phòng theo từng độ tuổi cho trẻ để thực hiện tiêm phòng giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và nâng cao sức đề kháng trước các bệnh thường gặp trong cuộc sống.
Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn