Những trường hợp nào cần được tiêm phòng uốn ván?
Vi khuẩn gây nên bệnh uốn ván có thể lây nhiễm thông qua một vết thương hoặc một vết xước nhỏ, động vật cắn dẫn đến bị nhiễm bẩn. Các vi khuẩn có thể đi qua máu hoặc dây thần kinh đến hệ thống thần kinh trung ương gây ra sốt các cơn co giật, hôn mê và có thể dẫn đến tử vong. Vậy những trường hợp nào cần được tiêm phòng uốn ván?
- Điểm mặt 5 dấu hiệu nguy hiểm nhận biết bệnh uốn ván.
- Bệnh uốn ván ở trẻ em có nguy hiểm không?
- Mẹ bầu bị sốt sau tiêm phòng uốn ván nên làm gì?
Nên tiêm phòng bệnh uốn ván.
Những trường hợp nào cần được tiêm phòng uốn ván?
- Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 – 44 tuổi)
Sau khi tiêm 5 liều vắc xin phụ nữ sẽ có kháng thể phòng bệnh uốn ván suốt thời kỳ sinh đẻ. Hiệu quả bảo vệ đạt 98 – 100%.
- Phụ nữ mang thai
Việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu sẽ tạo ra kháng thể giúp cả mẹ và bé được bảo vệ đặc biệt khi bị vi trùng uốn ván xâm nhập. Vậy nên việc tiêm ngừa uốn ván là biện pháp không thể thiếu đối với các mẹ bầu trong thai kì nhằm bảo vệ sự an toàn cho cả mẹ và bé. Chỉ cần tiêm hai liều là bảo vệ cho con mình khỏi bị mắc bệnh uốn ván sơ sinh.
- Những người có nguy cơ mắc bệnh cao
Những người có nguy cơ mắc bệnh cao ở đây gồm có người làm vườn, người làm việc ở các trang trại, hay các nông trường chăn nuôi gia súc và gia cầm. Người dọn vệ sinh cống rãnh hay chuồng trại. Và cả công nhân xây dựng các công trình.
Những đối tượng này được tiêm miễn dịch 3 liều trong vòng 6 tháng, bảo vệ được 5 năm. Và cứ sau 5 – 10 năm thì tiêm nhắc lại 1 liều sẽ bảo vệ để phòng bệnh uốn ván suốt đời.
- Trường hợp bị vết thương
Đối với những trường hợp nếu đã tiêm miễn dịch bệnh uốn ván cơ bản đầy đủ hoặc đã được tiêm liều nhắc lại trong 5 năm thì không cần tiêm nữa. Nhưng nếu đã tiêm quá 5 năm và nghi ngờ bị uốn ván thì tiêm ngay 0,5ml vắc xin.
Nếu tiền sử không rõ thì tiêm 1500IU huyết thanh giúp kháng uốn ván và 0,5ml vacxin bằng 2 bơm tiêm nhưng ở hai vị trí khác nhau. Hai tuần kế tiếp tiêm nhắc lại một liều vacxin 0,5ml sau một tháng sau tiêm liều thứ ba với 0,5ml.
Những lưu ý về bệnh uốn ván
Nên khử trùng tránh nhiễm khuẩn khi cắt rốn cho trẻ.
Theo các bác sĩ thì để căn bệnh uốn ván không trở thành nỗi ám ảnh đe dọa mạng sống của mỗi người, các bạn cần thực hiện những biện pháp phòng và điều tri bệnh tích cực
Nên khử trùng sạch các dụng cụ cắt rốn, vệ sinh tay sạch sẽ trước khi cắt rốn cho trẻ sơ sinh. Cách tốt nhất để phòng bệnh uốn ván là tiêm vắc xin uốn ván cho phụ nữ có thai, nữ tuổi sinh đẻ và thực hành đẻ sạch.
Nên thực hiện chế độ vệ sinh sạch sẽ, ăn uống đầy đủ, khoa học và nâng cao sức khỏe để giúp cơ thể kháng bệnh hiệu quả
Cách tốt nhất để phòng bệnh uốn ván là tiêm vắc xin uốn ván, làm sạch vết thương và loại bỏ tổ chức hoại tử. Tránh để vết thương nhiễm trùng tạo cao hội cho vi khuẩn uốn ván xâm nhập cơ thể.
Nguyễn Minh – Ytevietnam.edu.vn