Lưu ý về chế độ ăn cho người mắc bệnh lý tiểu đường thai kỳ
Bất kỳ bà mẹ nào cũng đều muốn có một quá trình thai kỳ khỏe mạnh để em bé được sinh ra được khỏe mạnh. Đặc biệt với những bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ lại càng cần phải quan tâm nhiều hơn đến chế độ ăn kiêng.
- Bác sĩ chuyên khoa sản hướng dẫn mẹ cách nhận biết những dấu hiệu sinh non
- Cẩn trọng với biến chứng tiền sản giật trong thai kỳ
- Những sai lầm “chết người” khi sơ cứu trẻ bị chảy máu cam
Những lưu ý về chế độ ăn cho người mắc bệnh lý về tiểu đường thai kỳ
Tìm hiểu về chế độ để chăm sóc phụ nữ đang trong thời kỳ thai kỳ là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Để nắm rõ và hiểu biết kỹ hơn về chế độ chăm sóc dành cho các bà bầu mắc bệnh lý tiểu đường thai kỳ chúng ta cùng tham gia buổi tư vấn sức khỏe thai kỳ của bác sĩ Phạm Văn Hữu, giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.
Thưa bác sĩ, khi mắc tiểu đường thai kỳ các bà mẹ có nên giảm cân không ạ?
Vấn đề lưu ý đầu tiên dành cho các bà mẹ mắc tiểu đường thai kỳ là không nên ăn kiêng. Ăn kiêng để giảm cân trong thời kỳ mang thai là điều không nên, bởi vì giai đoạn mang thai mẹ không ngừng phải cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi bào thai, nếu thực hiện chế độ ăn kiêng giảm cân mẹ sẽ không nhận được đủ chất dinh dưỡng cho chính mẹ và em bé, thậm chí có thể mang đến khả năng tăng nguy cơ sinh non.
Việc lựa chọn các thực phẩm cho đối tượng này là đặc biệt quan trọng. Mẹ có thể kiểm soát bệnh tiểu đường trong thai kỳ mà không cần dùng thuốc bằng cách ăn uống tốt và tập thể dục thường xuyên.
Thưa bác sĩ, không dùng chế độ ăn kiêng giảm cân vậy làm sao để kìm hãm và khắc phục được bệnh lý tiểu đường thai kỳ?
Đường (glucose) là một trong những nguồn chính cung cấp năng lượng cho cơ thể. Cơ thể sử dụng một hormone gọi là insulin để kiểm soát lượng đường trong máu và biến nó thành nhiên liệu. Nhưng hormon thai kỳ làm giảm tác dụng của insulin, do đó cơ thể phải làm việc nhiều hơn nữa để có thể điều chỉnh lượng đường trong máu của mẹ. Kết quả là nồng độ đường trong máu của mẹ có thể rất cao, dẫn đến các vấn đề cho mẹ và bé. Có thể kiểm soát việc tăng lượng đường trong máu bằng cách kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh với tập thể dục thường xuyên. Trong thực tế, có đến 90% phụ nữ có thể kiểm soát bệnh tiểu đường theo cách này.
Lưu ý về chế độ ăn cho người bị tiểu đường thai kỳ
Thưa bác sĩ, bác sĩ có thể chia sẻ chế độ ăn giúp mẹ bầu bị tiểu đường cải thiện sức khỏe và tránh nhàm chán không ạ?
Chúng tôi có thể chia sẻ chế độ ăn cho người tiểu đường các bạn có thể tham khảo như sau:
Thứ nhất, điều mà các mẹ bầu cần lưu ý là bắt buộc phải ăn sáng đầy đủ: Ăn sáng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu của mẹ trong suốt buổi sáng. Cháo là một lựa chọn tốt vì nó giải phóng năng lượng chậm và đều. Hoặc mẹ có thể chọn các loại ngũ cốc nguyên cám và bánh mì đen với một phần nhỏ thực phẩm giàu protein như trứng luộc hoặc sữa chua ít béo. Các mẹ cũng có thể ăn khoai lang vào bữa sáng, như vậy vừa tốt cho bệnh lý tiểu đường thai kỳ lại vừa nhuận tràng giảm tình trạng táo bón ở các mẹ bầu.
Thứ hai là nên ăn nhiều loại thực phẩm trong ngày: Mẹ có chế độ ăn càng đa dạng, nhiều loại thực phẩm để làm cho món ăn trở nên thú vị và hấp dẫn. Nếu thức ăn trên đĩa của mẹ được tạo ra từ các loại thực phẩm mà chỉ có màu nâu hoặc màu vàng, hãy thử thêm một số ớt đỏ và rau xanh hoặc một số quả mâm xôi và nho, xoài…, tùy thuộc vào việc có hay không có, sẽ giúp bạn có một bữa ăn ngon.
Thứ ba là ăn thực phẩm nhiều chất xơ: Điều này có thể giúp tránh làm tăng lượng đường đột ngột trong máu. Những thức ăn giàu chất xơ gồm: trái cây tươi và rau quả, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, đậu, ngũ cốc…
Thứ tư là ăn nhiều lần trong một ngày: Nên chia thành nhiều bữa hơn thay vì 3 bữa thì thành 5-6 bữa, đi kèm các loại rau vì rau không bị hạn chế. Riêng trái cây ngọt, mẹ cũng nên chia nhiều lần trong ngày ngày nhé.
Thứ năm là cắt giảm chất béo bão hòa: cũng như với chế độ ăn cho bà bầu bình thường, mẹ nên sử dụng các chất béo không bão hòa, chẳng hạn như dầu hướng dương hoặc ô liu để nấu ăn và trộn salad. Khi chế biến thực phẩm nên nướng, hấp, luộc thay vì chiên, xào. Mẹ cũng có thể ăn nhẹ với các loại hạt, giàu chất béo không bão hòa, thay vì sô cô la sữa.
Nguồn: ytevietnam.edu.vn.