Uống nước có đường có làm tăng nguy cơ bị bệnh gút không?

Trong quá trình điều trị bệnh gút chế độ dinh dưỡng cũng vô cùng quan trọng, nó có thể làm cho bệnh giảm nhẹ hoặc nặng thêm.

Bị bệnh gút có nên uống nước đường không?

Bệnh gút là bệnh chuyên khoa khi bị bệnh bạn sẽ thấy sưng, đỏ, đau, nóng ở các khớp. Nguyên nhân là do lượng axit uric trong máu tăng cao.

Công bố mới nhất từ các nhà khoa học của Viện nghiên cứu New Zealand khẳng định bệnh nhân gút nên đưa đồ uống có đường vào danh mục những thực phẩm không nên dùng. Điều đó khiến bệnh nặng hơn, cảm giác đau đớn và tê liệt ở người bệnh gia tăng.

Uống nước có đường có làm tăng nguy cơ bị bệnh gút

Thịt đỏ, hải sản và bia cũng là những thực phẩm có nồng độ axit uric cao. Thủ phạm gây nên những căn bệnh viêm khớp. Theo các nhà nghiên cứu của ĐH Otago và Auckland đã tìm thấy biến thể gene SLC2A9 trong cơ thể con người để có thể đào thải những chất độc như axit uric trong máu ra ngoài, hỗ trợ bài tiết ở thận.

Nhưng khi những biến thể gen này tương tác với những đồ uống có đường, chức năng của chúng sẽ bị chuyển đổi. Thay vì việc đào thải axit uric ra ngoài, biến thế gene SLC2A9 tiếp xúc với đường ở thức ăn sẽ đẩy ngược axit uric vào trong máu và gây ra bệnh gút.

Đường không những gia tăng axit uric trong máu thông qua gan, mà còn thấy khi bài tiết qua thận. Đây là sự phát hiện mới, nếu mỗi ngày tiêu thụ trung bình 300 ml thức uống có đường, thì có thể mắc bệnh gút sẽ tăng 13% .

Nguyên nhân gây bệnh gút là do khi axit uric ở trong máu tích tụ trong khớp xương và gây viêm. Đây là bệnh viêm khớp phổ biến với nam giới. Bệnh có liên quan đến tiểu đường, tim và thận. Do đó để không làm bệnh gút nặng thêm thì tránh thực phẩm, đồ uống có đường.

Một số bài tập hỗ trợ điều trị bệnh gút

Các bác sĩ chuyên khoa cũng lưu ý: Trong quá trình điều trị bệnh gút, cần kết hơp với chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lí. Kết hợp với các bài tập xoa bóp để  hỗ trợ điều trị bệnh.

Bài tập lưng và cơ đùi sau

Bạn có thể ngồi trên sàn nhà, 2 chân duỗi thẳng trước mặt. Sau đó vươn mình về phía trước đến khi tay chạm ngón chân. Để tư thế này trong 15 giây và làm thêm 3 lần nữa.

Bài tập hỗ trợ điều trị gút

Bài tâp vai

Bạn nên dành vài phút để khởi động, đặc biệt ở phần trên cơ thể. Sau đó cuộn người về phía trước trong 30 giây, cuộn người về phía sau 30 giây. Tay để sát cơ thể.

Bài tập cổ tay

Bạn hãy nắm tay hình nắm đấm, xoay cổ tay theo chiều kim đồng hồ trong 30 giây. Sau đó đổi chiều tiếp tục tập trong 30 giây.

Bơi lội

Bơi và aerobic dưới nước là cách không thể bỏ qua để có thể làm tăng chức năng của cơ, khi di chuyển trong nước, các cơ chịu áp lực ít hơn. Do đó khi những cơn đau do gút không hành hạ bạn thì nên áp dụng ác bài tập này.

Ban đầu là từ từ sau đó tăng dần thời gian đi bơi. Không quan trọng tốc độ và khoảng cách mà cần chú ý đến thời gian dành để bơi. Nên bơi 2 ngày/tuần, mỗi lần 15 phút. Sau đó tăng lên 30-45 phút 1 tuần.

Trên đây là một số lời khuyên cho bệnh nhân bị gút mà các bác sĩ đã tư vấn. Bệnh nhân nên nắm rõ để bệnh sớm thuyên giảm và khỏi hẳn.

Tuyết: ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version