Mắc bệnh ung thư tuyến tụy chẳng khác nào bước chân vào “cửa tử”
Hiện nay, bệnh ung thư tuyến tụy đang có tỷ lệ gia tăng và lan rộng. Đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm và thường chỉ được phát hiện khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn và người bệnh không còn cơ hội được cứu chữa.
- Công bố mới nhất về liên quan của răng miệng đến ung thư tuyến tụy
- Bệnh ung thư xương ở trẻ em – cha mẹ nhất định phải biết
- Nguyên nhân nào gây ra bệnh ung thư xương?
Bệnh ung thư tuyến tụy là gì?
Tuyến tụy là bộ phận nằm bên dưới dạ dày và có chiều ngang, có chức năng tiết ra enzyme tiêu hóa và giúp có thể điều tiết sự chuyển hóa đường. Về lâm sàng, các tế bào ung thư tuyến tụy bắt đầu từ các mô của tuyến tụy sau đó lan rộng sang các bộ phận nằm xung quanh
Mắc bệnh ung thư tuyến tụy có những dấu hiệu gì?
Thông thường, những người mắc bệnh ung thư tuyến tụy thường không phát hiện được bệnh sớm và ở giai đoạn đầu mà chỉ khi bệnh ở giai đoạn nặng và phát triển xấu thì người bệnh mới thấy có những triệu chứng như:
- Xuất hiện cảm giác đau bụng và lan xuống khu vực lưng.
- Người bệnh sẽ mất cảm giác thèm ăn và thường chán ăn.
- Một số bộ phận trong cơ thể có dấu hiệu khác thường như da vàng, lòng mắt trắng.
- Sút cân.
- Máu bị đông.
- Trầm cảm.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh ung thư tuyến tụy?
Trong cuộc sống, có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến con người mắc phải bệnh ung thư tuyến tụy, một số yếu tố nguy cơ được chỉ ra bao gồm:
- Do tuổi tác, độ tuổi càng cao thì có nguy cơ mắc phải bệnh ung thư tuyến tụy càng lớn. Những người trên 60 tuổi có khả năng mắc bệnh này rất cao.
- Do chủng tộc.
- Do bị thừa cân, béo phì.
- Do bị mắc bệnh viêm tuyến tụy mãn tính hoặc có thể mắc phải bệnh tiểu đường trong thời gian dài mà không được điều trị dứt điểm.
- Do di truyền.
- Do có một số thói quen sống không lành mạnh như hút thuốc, uống rượu…
Phát hiện ung thư tuyến tụy như nào?
Ngay khi bệnh nhân nhập viện với những biểu hiện nghi ngờ là của bệnh ung thư tuyến tụy thì các bác sĩ sẽ chẩn đoán sau khi tiến hành các xét nghiệm y tế như:
Siêu âm: Nhờ những sóng âm để theo dõi trực tiếp hình ảnh của các cơ quan nội tạng để biết rõ tình trạng trong ổ bụng và tuyến tụy như nào.
Chụp vi tính cắt lớp: Xét nghiệm này sẽ giúp cho các bác sĩ hình dung được cơ quan nội tạng trong cơ thể người bệnh.
Chụp cộng hưởng từ (MRI). Đây là phương pháp sử dụng một lực từ trường mạnh và sóng vô tuyến để tạo ra những hình ảnh chân thực và rõ nét nhất của tuyến tụy để phát hiện bệnh ung thư tuyến tụy.
Nội soi ngược: Đây là phương pháp xét nghiệm mới, sử dụng một loại thuốc nhuộm để làm cho đường tuyến tụy trở nên nổi bật hơn. Sau đó các bác sĩ sẽ dùng các thủ thuật để giúp phát hiện có tế bào ung thư ở trong tuyến tụy hay không.
Điều trị bệnh ung thư tuyến tụy như nào ?
Bệnh ung thư tuyến tụy càng được phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi sẽ càng cao. Các phương pháp được dùng để điều trị bệnh ung thư tuyến tụy hiện nay bao gồm: Phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, điều trị nhằm mục tiêu, thử nghiệm lâm sàng…
Phòng tránh ung thư tuyến tụy như nào ?
Ung thư tuyến tụy là bệnh lý rất khó có thể phòng tránh được, tuy nhiên, mọi người có thể thực hiện tuân thủ các phương pháp sau để giảm nguy cơ mắc bệnh, cụ thể :
- Xây dựng thói quen sống lành mạnh, không hút thuốc, hạn chế rượu bia.
- Tập thể dục, thể thao hàng ngày để tăng cường sức khỏe.
- Xây dựng khẩu phần ăn khoa học, hợp lý để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, nâng cao sức đề kháng.
- Khám sức khỏe định kì thường xuyên.
Trên đây là những kiến thức về bệnh ung thư tuyến tụy mà ai cũng cần phải biết. Hãy chủ động trang bị cho mình những kiến thức về bệnh để có thể bảo vệ mình an toàn các bạn nhé.
Hải Đường – Ytevietnam.edu.vn