Mách mẹ cách phòng ngừa viêm phế quản cho trẻ
Viêm phế quản khiến trẻ xuất hiện những cơn ho kéo dài, các cơn ho thường nhiều hơn vào lúc nửa đêm và về sáng. Trẻ thường thấy khò khè, bú kém, nôn trớ. Một số trẻ có dấu hiệu đau rát cổ họng, xuất hiện đờm xanh hoặc vàng. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể biến chứng thành viêm phổi.
- Mách bạn cách điều trị viêm phế quản ở trẻ an toàn hiệu quả
- Viêm phế quản ở trẻ em nguyên nhân và triệu chứng bệnh
- Tìm hiểu về bệnh viêm phế quản cấp
Nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ
Thông thường trẻ bị viêm phế quản chủ yếu do sự thay đổi thời tiết, nhiễm khuẩn các bệnh đường hô hấp như cảm lạnh, viêm xoang, sởi, cúm, ho gà.
Bên cạnh đó vấn đề môi trường khói bụi, phấn hoa, lông chó mèo, thức ăn cũng dễ gây bệnh viêm phế quản ở trẻ. Đặc biệt những trẻ sống trong môi trường khói thuốc thường dễ có nguy cơ bị viêm phế quản mãn tính.
Tách nhân chính gây bệnh thường là do vi rút và vi khuẩn bội nhiễm. Vi khuẩn thường gặp đó là H. influenza, phế cầu khuẩn, liên cầu khẩn… Những vi khuẩn này thường ở mũi, họng khi sức đề kháng bị giảm sút chúng sẽ hoạt động mạnh lên và gây bệnh.
>>Hãy truy cập chuyên mục Sức khỏe – Làm đẹp để biết thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe của mẹ và bé.
Phòng ngừa viêm phế quản cho trẻ
Để phòng ngừa bệnh viêm phế quản cho trẻ các bậc cha mẹ luôn cần lưu ý luôn giữ ấm cho trẻ, thường xuyên làm sạch đường thở tức giúp trẻ tống đờm, nhớt ra khỏi cuống phổi để giúp trẻ dễ thở hơn.
Đặc biệt các mẹ cấn lưu lý, không nên nhất thiết cứ ốm là dùng kháng sinh, chỉ dùng nếu bị nhiễm khuẩn và cần có sự chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý cho trẻ uống thuốc ho khi thấy con ho nhiều bởi co thể đó là viêm phế quản.
Khi trẻ bị ho nhiều, cần cho trẻ uống nhiều nước ấm mỗi ngày để bé không bị tắc nghẽn sung huyết. Luôn giữ cho không khí nhà sạch và không có bụi bẩn.
Đặc biệt với những gia đình có trẻ nên tránh xa môi trường có khói thuốc để phòng ngừa viêm nhiễm đường hô hấp.
Nếu trẻ sốt nhẹ hãy cho trẻ uống nhiều nước, mặc đồ thoáng mát để giúp trẻ thoát mồ hôi. Không nên ủ kín trẻ quá mức khiến bé sốt cao thêm. Nếu bé sốt khoảng 38 độ C thì nên cho bé uống acetaminophen hay ibuprofen để giúp bé hạ sốt.
Ngay khi trẻ mới bắt đầu cảm lạnh hoặc sổ mũi cha mẹ cần điều trị bệnh lý này cho trẻ dứt điểm để tránh lan xuống phế quảng và những biến chứng nguy hiểm khác. Nếu bé có biểu hiện thở mệt, thở nhanh, không ăn uống, nôn trớ thì tốt nhất mẹ nên sớm đưa bé đến các cơ sở ý tế để được điều trị kịp thời.
Khi thời tiết thay đổi, chuyển từ nóng sang lạnh để tránh trẻ bị nhiễm lạnh thì các bậc cha mẹ cần thường xuyên giữ ấm cho trẻ nhất là ngực, chân tay. Vào mùa lạnh cần cho trẻ chơi và vận động trong nhà, nếu ra ngoài phải khoác đầy đủ áo, mũ để tránh trẻ bị nhiễm lạnh.
Thanh Hiên: ytevietnam.edu.vn